Học tập đạo đức HCM

Nhãn hiệu và thương hiệu

Thứ tư - 16/05/2018 21:28
Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang đẩy mạnh việc đăng ký thương hiệu cho đặc sản địa phương. Trong số này, hiện tỉnh Đồng Tháp đã có 11 sản phẩm (SP) nông sản được cấp nhãn hiệu.

Đó là kết quả thực hiện chương trình xây dựng nhãn hiệu nông sản đặc thù của tỉnh giai đoạn 2010 - 2015, định hướng đến năm 2020. Nhiều giải pháp đã được triển khai thực hiện chương trình này, như: Lựa chọn danh mục các SP nông sản song song với quy hoạch vùng sản xuất; tổ chức xây dựng quy trình sản xuất chuẩn cho từng loại SP; tổ chức nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật mới trong sản xuất nông sản chất lượng cao; tổ chức hội thảo, hướng dẫn sản xuất theo quy trình phù hợp; quy hoạch những SP ưu tiên chủ yếu với quy mô lớn. Ngoài ra, tỉnh Đồng Tháp còn có kế hoạch (giai đoạn 2013 - 2015) về quảng bá và phát triển thương hiệu xoài Cao Lãnh, quýt hồng Lai Vung, ớt Thanh Bình, cá tra giống huyện Hồng Ngự, khô cá lóc Tràm Chim - Tam Nông.

Việc xây dựng nhãn hiệu nông sản đặc thù tại Đồng Tháp được triển khai thực hiện khá bài bản, song kết quả chưa đạt như kỳ vọng. Theo Sở NNPTNT Đồng Tháp, nguyên nhân do: Công tác phối hợp của các sở, ngành trong việc tổ chức chọn lựa SP, đăng ký, sử dụng, quản lý và phát triển nhãn hiệu thành thương hiệu còn hạn chế (do chưa xây dựng được quy chế phối hợp, các nội dung thực hiện đều mang tính lồng ghép nên khó phân định trách nhiệm, thiếu vốn); việc quy hoạch chi tiết vùng sản xuất cây trái đặc thù gắn với thương hiệu xoài Cao Lãnh, ớt Thanh Bình, quýt hồng Lai Vung… chưa được thực hiện theo kế hoạch (do diện tích sản xuất nhỏ, rải rác và chưa có chính sách, biện pháp hiệu quả trong phát triển và quản lý quy hoạch); việc thực hiện mô hình hợp tác xã - doanh nghiệp - nông dân trên các SP đặc thù nhằm hỗ trợ tiêu thụ SP cho nông dân và gắn kết tiêu thụ với doanh nghiệp để thúc đẩy sản xuất tuy được quan tâm song chưa có hiệu quả…

Thực tế cho thấy, có chương trình, có kế hoạch, có triển khai các giải pháp thực hiện mới là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Để thực hiện hiệu quả việc xây dựng nhãn hiệu nông sản thì dễ, nhưng biến thành thương hiệu đặc thù, thì cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa tất cả các bên liên quan; có chính sách hỗ trợ sát hợp với tình hình và rất cần những “động thái” linh hoạt để tháo gỡ những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện…

TÂM PHÚC/ Lao động
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập115
  • Hôm nay34,561
  • Tháng hiện tại981,996
  • Tổng lượt truy cập91,045,389
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây