Học tập đạo đức HCM

Những bước đi ban đầu vững vàng

Thứ tư - 16/05/2018 22:11
Việc ban hành các chương trình, cơ chế, chính sách kịp thời đã giúp cho người dân, doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiệu quả, làm giàu được ngay trên mảnh đất của mình.

Ông Nguyễn Phước Trung, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP. Hồ Chí Minh nhận định, thành phố có thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp lớn, nhất là các sản phẩm có giá trị và chất lượng cao từ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đặc biệt, đây là địa phương đứng đầu cả nước về tiềm lực khoa học công nghệ, có nguồn nhân lực chất lượng cao, có cơ sở vật chất, kinh phí cho nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp.

Trồng dưa lưới theo tiêu chuẩn VietGAP tiêu thụ tốt

Bên cạnh các Khu Nông nghiệp Công nghệ cao, Trung tâm Công nghệ sinh học, Trại Thực nghiệm và Trình diễn chăn nuôi bò sữa công nghệ cao Israel… đang hoạt động tốt, thành phố còn có nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt hiệu quả.

Theo ông Trang Quốc Dũng, Giám đốc CTCP Nông nghiệp kỹ thuật cao Nông Phát, từ năm 2015 công ty đã hợp tác với nông dân tại ấp 7, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, đầu tư 2,3 ha đất trồng dưa lưới theo quy trình VietGAP ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Đến năm 2018, công ty đã khảo nghiệm thành công và thương mại hóa các giống dưa lưới Taki ruột vàng cam, Taka ruột xanh có chất lượng và độ ngọt phù hợp với thị hiếu tiêu dùng. Sản phẩm dưa lưới của Nông Phát hiện đang xuất khẩu với số lượng lớn cho hệ thống siêu thị của Tập đoàn Temasek của Singapore và tiêu thụ nội địa tại hệ thống siêu thị Aeon mall của Nhật Bản.

Ông Dũng cho hay, nếu trồng 1 ha dưa lưới công nghệ cao, một năm thu hoạch 3 vụ, sản lượng khoảng 110 tấn, doanh thu đạt 3,3 tỷ đồng, thì lợi nhuận thu được ước khoảng 800 triệu đồng/ha/năm. Mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, đã giúp Nông Phát nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Việc tiêu thụ sản phẩm hoàn toàn chủ động, không phụ thuộc vào những thị trường truyền thống, giá rẻ và thiếu ổn định. Hơn nữa, khi sản phẩm có chất lượng cao, doanh nghiệp còn mở rộng sang được các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc.

Không riêng doanh nghiệp, các hộ nông dân khi chuyển đổi từ sản xuất kiểu cũ, lạc hậu sang ứng dụng công nghệ cao cũng rất thành công. Cụ thể, như hộ gia đình anh Lê Dũng (ấp 6, xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi) đã đầu tư khoảng 5 ha trồng lan các loại trong nhà lưới, với hệ thống tưới phun sương tự động, điều khiển bằng máy, ít tốn công lao động, tiết kiệm nước.

Anh Dũng chia vườn thành khu sản xuất giống và khu sản xuất hoa, giúp điều tiết được lượng cây giống, hoa cung cấp phù hợp với nhu cầu thị trường. Sau 2 năm đầu tư, chỉ riêng hoa lan cắt cành, gia đình anh đã đạt lợi nhuận trên 3,6 tỷ đồng/năm, chưa tính đến bán cây giống.

Hay hộ gia đình của ông Nguyễn Hoài Nam (ấp Trần Hưng Đạo, xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ), có khoảng 1,3 ha diện tích nuôi trồng thủy sản. Từ năm 2017 ông đã đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong nhà kín theo quy trình VietGAP.

Với tổng chi phí đầu tư cho cả năm là 2,31 tỷ đồng, sản lượng thu hoạch trên 33 tấn/năm, giá bán 140.000 đồng/kg, tổng thu 4,62 tỷ đồng. Sau khi khấu trừ chi phí đầu tư, nhân công, thức ăn chăn nuôi… lợi nhuận đạt được 2,31 tỷ đồng. Hiệu quả mô hình đã mang lại lợi nhuận cao, bền vững. Tôm thu hoạch đạt tiêu chuẩn sạch và được khách hàng đánh giá cao về chất lượng.

Đến nay, TP. Hồ Chí Minh đã hình thành và đưa vào hoạt động hiệu quả các Khu Nông nghiệp Công nghệ cao, Trung tâm Công nghệ sinh học, Trại Thực nghiệm và Trình diễn chăn nuôi bò sữa công nghệ cao Israel. Các đơn vị này đã cung cấp cho thị trường thành phố và cả nước giống cây trồng (rau quả, hoa, cây cảnh, cây dược liệu), con giống (bò sữa) cũng như việc áp dụng công nghệ hiện đại vào chăn nuôi (hệ thống quản lý, hệ thống làm mát, vắt sữa hiện đại…).

Việc ban hành các chương trình, cơ chế, chính sách kịp thời đã giúp cho người dân, doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiệu quả, làm giàu được ngay trên mảnh đất của mình.

Công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg Quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đối tượng áp dụng tại quyết định này là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Việt Nam.

Tiêu chí xác định doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Luật Công nghệ cao, tạo sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, giá trị và hiệu quả cao, doanh thu từ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của doanh nghiệp đạt ít nhất 60% trong tổng số doanh thu thuần hàng năm; Doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm ứng dụng công nghệ cao, chuyển giao công nghệ để sản xuất sản phẩm nông nghiệp, áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết năng lượng trong sản xuất…

Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 5/6/2018.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập316
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm313
  • Hôm nay43,064
  • Tháng hiện tại839,762
  • Tổng lượt truy cập90,903,155
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây