Học tập đạo đức HCM

Nhiều “nhà” cùng lợi

Thứ ba - 13/05/2014 07:28
Trong bối cảnh nguồn vốn ngân hàng bị ứ đọng, đối tượng được nhiều ngân hàng nhắm tới hiện nay là các hộ gia đình, doanh nghiệp (DN) làm nông nghiệp. Đại diện một ngân hàng thương mại nhận định, cho vay nông nghiệp không nhiều rủi ro bằng cho vay sản xuất - kinh doanh thông thường hay bất động sản, bởi các khoản vay đều nhỏ nên rủi ro được chia đều.
Mới đây, để tháo gỡ khó khăn cho những hộ trồng cây cà phê vùng Tây Nguyên, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã triển khai gói tín dụng ưu đãi, giải quyết vốn vay cho chương trình tái canh cà phê. 12 nghìn tỷ đồng là con số các gói tín dụng mà nhiều ngân hàng đã ký kết, triển khai từ nay đến năm 2016, với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay trung, dài hạn thông thường 1,5-2%/năm.

 
Đẩy mạnh cho vay lĩnh vực nông nghiệp sẽ làm lợi cho ngân hàng, nông dân.
Đẩy mạnh cho vay lĩnh vực nông nghiệp sẽ làm lợi cho ngân hàng, nông dân.

Cũng "nhắm" tới nông dân, HDBank đã đầu tư vào hệ thống kho dự trữ lớn tại tỉnh Đắk Lắk và khi nông dân hay DN ký hợp đồng ký gửi cà phê tại hệ thống kho của ngân hàng sẽ được vay vốn với giá trị tối đa bằng 80% giá trị lô hàng, thời hạn 6 tháng. Ngân hàng cũng sẽ hỗ trợ nông dân bằng việc giới thiệu người mua với giá cao nhất. Sau Đắk Lắk, HDBank tiếp tục nhân rộng mô hình này tới các địa phương khác. Ngoài ra, từ nay đến cuối năm, HDBank còn có chương trình vay vốn ưu đãi cho nông dân và các đại lý có nhu cầu vay vốn mua và kinh doanh máy nông nghiệp thương hiệu Yanmar với lãi suất giảm 0,5-1%/năm so với lãi suất vay thông thường và mức vay tối đa là 1 tỷ đồng, thời gian vay 12-36 tháng. 

Không cho vay tái canh cà phê hay đầu tư nhà xưởng, LienViet PostBank lại có ý tưởng xây dựng một đề án cho vay hơn 10.000 tỷ đồng để các hộ dân khu vực Tây Nguyên thay đổi cơ cấu cây trồng. Theo ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT LienVietPostBank, đề án này mở ra hướng đi mới có thể sẽ tạo hiệu quả lớn hơn so với trồng cây cà phê, vốn được coi là loại cây chủ lực của khu vực này nhiều năm qua. Bởi trong số hơn 450.000ha cà phê hiện nay, có tới 100.000ha già cỗi (hơn 20 năm tuổi), năng suất dưới 1,5 tấn/ha, không có khả năng phục hồi hay cải tạo. Dự tính, đến năm 2020, hơn 70% diện tích cà phê ở khu vực này cũng sẽ lâm vào tình trạng tương tự, đòi hỏi phải bỏ để trồng lại. Trong khi đó, để thực hiện tái canh lại không đơn giản vì sẽ phải mất 5-6 năm cây cà phê mới cho thu nhập trở lại mà chi phí đầu tư tốn kém. Do đó, đã đến lúc vùng này cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chẳng hạn như đưa cây mắc ca (cây quả cứng có nguồn gốc từ Hawaii, cho quả có nhân chứa chất dinh dưỡng cao, hàm lượng dầu 78%) vào thay thế. Nhân hạt mắc ca được dùng làm thực phẩm cao cấp, dầu được dùng trong các loại mỹ phẩm, hiện được ưa chuộng ở thị trường Âu - Mỹ. Đây là một trong những mặt hàng nông sản đắt giá nhất trên thị trường thế giới hiện nay. Để thực hiện đề án, LienVietPostBank sẽ trực tiếp đầu tư 5.000ha mắc ca, dành 10.000 tỷ đồng cho nông dân vùng Tây Nguyên vay để phát triển cây trồng mới này. 

Trên thực tế, dư địa cho vay nông nghiệp là rất lớn, nhưng không phải ngân hàng nào cũng mạnh dạn cho vay, vì hầu hết các món vay lĩnh vực này đều nhỏ lẻ, lãi suất chủ yếu là ưu đãi. 

Tuy nhiên, để khơi thông dòng tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp cần phải gỡ được nhiều "nút thắt" kéo dài nhiều năm qua. Đó là tính liên kết trong sản xuất nông nghiệp còn thiếu chặt chẽ; tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận trang trại và xác nhận giấy tờ vay vốn ở các địa phương còn chậm, ảnh hưởng tới tiến độ thẩm định, quyết định cho vay vốn, tới việc sản xuất - kinh doanh mang tính thời vụ ở địa bàn nông thôn.

 
NHNN đã ban hành Thông tư số 13/2014/TT-NHNN hướng dẫn cho vay nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp (có hiệu lực từ ngày 12-5). Theo đó, ngoài các NHNN đang cho vay nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch, cho phép các ngân hàng thương mại cũng được cho vay. Với đối tượng vay mua máy, thiết bị nằm trong danh mục chủng loại máy, thiết bị sản xuất trong nước, nhập khẩu… Các ngân hàng cho vay theo mức lãi suất thấp nhất áp dụng cho khoản vay vốn phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cùng kỳ hạn và cùng thời kỳ. Mức cho vay tối đa được hỗ trợ lãi suất, cấp bù chênh lệch lãi suất quy định. Đối với khách hàng mua máy, thiết bị chỉ được ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất tối đa 3 năm, khách hàng đầu tư dự án dây chuyền máy, thiết bị vay tối đa không quá 12 năm.
Theo Hanoimoi.com.vn
 Tags: ngân hàng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập390
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại735,947
  • Tổng lượt truy cập90,799,340
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây