Nữ thương binh hạng ¼ Biện Thị Mỹ ở ấp Trung Hưng, xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi. Bà Mỹ tham gia cách mạng khi mới 15 tuổi, làm công việc tiếp tế lương thực cho bộ đội vùng căn cứ. Năm 1972, trong một lần đi làm nhiệm vụ, bà Mỹ giẫm phải mìn mất gần hết bàn chân phải; chân trái bị mẻ xương. Sau giải phóng, bà lập gia đình với ông Nguyễn Văn Út, một bệnh binh. Ba người con của họ lần lượt chào đời trong sự khó khăn, thiếu thốn. Bà Mỹ chạy đôn chạy đáo thu mua đậu phộng về xay xát, bán lại cho các chợ đầu mối. Gần chục năm tích góp, ông bà chuyển sang chăn nuôi đàn heo cả trăm con. Năm 2002, gia đình bà vay 60 triệu đồng từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm đầu tư chuồng trại và mua heo giống. Thời điểm năm 2005, dịch heo tai xanh ập đến, đàn heo gần đến ngày xuất chuồng chết sạch. "Cái khó ló cái khôn", sau đó, ông bà còn chuyển sang nuôi tôm, cá kết hợp chăn nuôi bò lấy thịt, thu nhập đều đặn mỗi năm hơn 100 triệu đồng… Sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng, nữ thương binh Biện Thị Mỹ có cha và ba anh, chị em là liệt sĩ; mẹ bà Mỹ là Mẹ Việt Nam Anh hùng đã mất. Giờ đây, truyền thống ấy lại tiếp tục được vợ chồng bà vun đắp và giáo dục, ba người con bà đều trở thành đảng viên. Chồng bà, ông Nguyễn Văn Út là Bí thư chị bộ ấp nhiều năm. Thương binh Trần Trọng Ân, hiện là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường 10, quận 8, đồng thời là chủ cơ sở sản xuất giày dép Thanh Liêm. Cơ sở của ông có khoảng 15 công nhân làm việc đều là thương binh, cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn. Còn thương binh Lưu Xuân Lý, hiện đang làm chủ Công ty cơ khí Thái Minh ở phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú chuyên sản xuất hệ thống nâng cần trục thang máy, thu hút 22 lao động. Là người làm kinh tế giỏi, ông còn trực tiếp giúp cho nhiều lao động có việc làm, thu nhập ổn định. Là con liệt sĩ, phát huy truyền thống của gia đình, bà Hồ Thị Hồng, ở phường Trường Thọ, quận Thủ Ðức luôn mong muốn mang lại những điều tốt đẹp cho nhiều người không may mắn. Trong suốt 36 năm công tác, trong đó có 29 năm làm việc trong ngành lao động - thương binh và xã hội (LÐ-TB-XH), bà Hồng luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Bà Hồng đang là Bí thư chi bộ, Giám đốc Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ người bại liệt Thạnh Lộc (quận 12), đơn vị trực thuộc Sở LÐ-TB-XH thành phố Hồ Chí Minh, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và quan tâm cải thiện chất lượng cuộc sống cho trại viên, viên chức, người lao động của trung tâm. Bà Hồ Thị Hồng đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng ba; Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen và nhận được nhiều Bằng khen của Bộ LÐ-TB-XH… Còn nhiều những tấm gương như thế ở TP Hồ Chí Minh cũng như tại nhiều địa phương khác trên khắp đất nước. Những Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các thương binh, gia đình có công với cách mạng… đang phát huy tốt truyền thống cách mạng của bản thân, gia đình, tiếp tục đóng góp để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phát triển giàu mạnh.
|
Theo HỒNG LÂM và LÊ VÕ/nhandan.com.vn |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã