Học tập đạo đức HCM

Những cánh đồng tiền tỷ của nông dân

Thứ sáu - 11/12/2015 04:40
Trang trại nhãn Miền Thiết hay trại chuối của nông dân Hưng Yên là hai trong số những mô hình tiêu biểu cho thành tựu sản xuất nông nghiệp năm 2015, với thu nhập 4-7 tỷ đồng mỗi năm.

Năm 2015, ông Nguyễn Văn Thế (44 tuổi, ở xã Hàm Tử, Khoái Châu, Hưng Yên) đưa 1,5 tấn nhãn sang thị trường Mỹ giới thiệu và nhận được nhiều tín hiệu lạc quan. Trang trại nhãn Miền Thiết của ông có quy mô 4 ha, là mô hình đi đầu về sản suất nhãn chất lượng cao. 

ng Nguyễn Văn Thế (trái) hướng dẫn hội viên thôn An Cảnh, xã Hàm Tử chăm sóc, tỉa tán cho diện tích nhãn xuất khẩu đi Mỹ. Ảnh: Đăng Quang

Ông Nguyễn Văn Thế hướng dẫn hội viên trong thôn chăm sóc nhãn. Ảnh: Danviet.

Nhận thấy nhãn truyền thống ít quả, lại không ngon, với sẵn kiến thức về nông nghiệp, ông Thế cùng anh trai đã tạo ra giống nhãn mới mang nhiều ưu điểm vượt trội như quả to, ăn ngọt và đẹp mã. Khi thử nghiệm thành công, ông phổ biến rộng rãi tới bà con trong xã. Giống mới đã được nhà nước công nhận và bổ sung vào bộ giống quốc gia.

Ông Thế có kế hoạch năm 2016 sẽ liên kết sản xuất trong toàn bộ xã Hàm Tử và xây dựng nhà máy chế biến để xuất khẩu sang Mỹ. 

Ngoài nhãn, ông còn trồng xen các giống bưởi và cây ăn quả khác kết hợp nuôi gà thả vườn. Thu nhập bình quân mỗi năm của ông khoảng 4,5 tỷ đồng, trong đó lãi 1,8-2 tỷ đồng. 

Ông là một trong 63 nông dân Việt Nam suất sắc năm 2015, giải nhì toàn quốc cuộc thi Sáng kiến nhà nông do Trung ương hội nông dân Việt Nam tổ chức.

Trang trại chuối của ông Phạm Năng Thành (xã Đại Tập, Khoái Châu, Hưng Yên) cũng là một trong nhiều cánh đồng tiền tỷ tiêu biểu. Trên diện tích 70 ha dọc ven sông Hồng, ông Thành đã áp dụng kỹ thuật canh tác khoa học nên sản lượng chuối mỗi năm đạt 7.000-8.000 tấn.

Quyết tâm làm giàu trên quê hương, ông Thành đã trồng thử nghiệm các loại quả như chuối, cam, bưởi. Nhận thấy trồng chuối có lãi hơn nên ông đi vay mượn khắp nơi để nhân rộng diện tích. Cứ đến cuối mùa ông lại mang xe chở chuối tiêu hồng đi bán khắp nơi ở Hà Nam, Hải Dương, Hà Nội. Nhờ đó, nó trở thành sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường miền Bắc.

Ông Thành đang tích cực mở rộng quy mô sản xuất ra 200 ha để đáp ứng xuất khẩu sang Nga, Hàn Quốc. Bình quân thu nhập mỗi năm của gia đình ông là 7-8 tỷ đồng.

nhung-canh-dong-tien-ty-cua-nong-dan-1

Ông Trần Văn Lưỡng bên cánh đồng lúa của mình. Ảnh: Nongnghiep.vn.

Trong khi nhiều hộ dân khác bỏ ruộng đi làm ăn xa, ông Trần Văn Lưỡng (52 tuổi, xã Quang Hưng, Kiến Xương, Thái Bình) lại quan niệm "đã là nông dân thì phải đam mê ruộng" nên thuê lại ruộng của các hộ dân khác để trồng lúa. Gọi là ruộng nhưng đó là miếng đất bỏ hoang không có người làm, trước đây người dân trong xã dựng lò gạch, dù đã được cải tạo nhưng đất phèn chua và kém hiệu quả, trong làng không có ai dám làm. 

Quyết định thuê 12 ha vào năm 2012 của ông khiến người trong làng e ngại và gọi là "Lưỡng khùng". "Ruộng cách nhà gần 4 km, cây cỏ mọc um tùm, mảnh sành, gạch vương vãi khắp nơi, vợ con và người thân ra sức can ngăn, nhưng tôi vẫn dốc hết vốn liếng và vay thêm ngân hàng để đầu tư cải tạo", ông kể.

Ông Lưỡng đầu tư mua máy gặt, san lấp hơn nghìn mét vuông sân phơi, trang bị máy bơm tưới tiêu, máy cày cấy để giảm công lao động. Khi thuê nhân công cải tạo, mọi người ai cũng nói "đất này sao làm được", ông đáp "các chị cứ làm đi, xong ngày nào tôi trả công ngày đó".

Vụ đầu ông cấy lúa tuyền thống như bắc hương, BC... năng suất không thấp nhưng đầu tư cho nhân công quá nhiều, thương lái còn ép giá. Sau này ông mày mò tìm đến công ty để giúp đỡ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm. 

Năm nay, vụ xuân ông cấy giống Hana đạt gần 2 tạ/sào Bắc Bộ. Công ty trả ông 7.000 đồng/kg thóc, số tiền thu về gần 140 triệu. Mới đây ông cấy giống VS1 thu hoạch lên đến 60 tấn, giá bán 6.200 đồng/kg và số tiền thu về khoảng 450 triệu.

Ông Lưỡng chia sẻ kinh nghiệm, bà con cần chú trọng đến giao thông thủy lợi nội đồng, chủ động tưới tiêu, bón phân theo tiêu chuẩn đúng thời vụ, hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật. "Bà con đang phụ thuộc vào sự trợ giúp của hợp tác xã mà không chủ động tưới tiêu, thích trồng lúa nào thì trồng, bón phân nào thì bón, đến mùa thi thuê khoán nhân công hết", ông Lưỡng nói.

Không chỉ trồng lúa, ông còn nuôi lợn và cá. Mỗi năm tổng thu nhập của gia đình khoảng một tỷ đồng. 

Trang trại 40 ha của nông dân Đinh Xuân Thu (thôn 10, xã Nâm N’Jang, Đăk Song, Đăk Nông) được sử dụng để trồng tiêu với trình độ kỹ thuật cao như bón phân sinh học 95%, tự tạo trùn quế làm phân, phục hồi được cây tiêu lâu năm cho ra trái, kích tiêu nở sớm không phù thuộc thời tiết.

Ngoài diện tích trồng tiêu, trang trại phát triển theo mô hình khép kín và chăn nuôi bò, heo rừng, cá trình, dê, gà với quy mô lớn va quy hoạch phát triển theo hướng sinh thái lâu dài. Mỗi năm trang trại thu nhập bình quân 5-7 tỷ đồng.

Năm 1991, khi mới chuyển từ TP HCM đến Đắk Nông gia đình anh gặp rất nhiều khó khăn về vốn và đặc điểm thổ nhưỡng. Quyết định trồng hồ tiêu của anh được thực hiện nhưng không ít lần thất bại. Sau đó, anh dành nhiều thời gian để đọc và tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm hồ tiêu, tham quan nhiều mô hình trên khắp nước. Nhờ vận dụng các kiến thức khoa học vào sản xuất nên anh đã có được kết quả như hôm nay.

Vườn lan Ngọc Đan Vy, ở 80 Lê Thị Siêng, ấp Tiền (Tân Thông hội, Củ Chi, TP HCM) có diện tích khoảng 5 ha. Nó được trồng theo tiêu chuẩn công nghệ cao do anh Nguyễn Ngọc Đền làm chủ. Anh chính là người tiên phong trong việc phát triển vườn Lan Củ chi, từ một vùng đất chua phèn bằng việc áp dụng kỹ thuật cao đến nay đa cho ra cành lan tốt, năng suất đạt 60.000 cành/ha/năm. Bình quân thu nhập mỗi năm là 4-5 tỷ đồng mỗi năm.

Năm đầu tiên phát động, chương trình "Cánh đồng vàng" đã chọn ra 100 mô hình tiêu biểu và sẽ vinh danh vào ngày 12/12 tại thành phố Cần Thơ. Sự kiện do Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cùng các đơn vị tổ chức.

Ông Nguyễn Trí Ngọc, Phó chủ tịch Tổng hội cho biết, 100 mô hình cánh đồng tiêu biểu sẽ được vinh danh, trong đó có 60 cá nhân và 40 tổ chức. Những mô hình được vinh danh lần này là những cánh đồng có giá trị, cho năng suất chất lượng, hiệu quả cao; các thành tựu về phát triển nông nghiệp nông thôn; các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp kiểu mới. 

Theo vnexpress
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập460
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm452
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại803,471
  • Tổng lượt truy cập90,866,864
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây