Nông dân xã Sơn Thịnh (Văn Chấn), trồng rau sạch cung ứng ra thị trường. |
Thông qua các hoạt động hỗ trợ về vốn, giống, tập huấn khoa học kỹ thuật (KHKT), dạy nghề, tạo việc làm, đẩy mạnh chương trình liên kết “bốn nhà”… đã tạo điều kiện cho nhiều hội viên tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Ngay từ đầu năm, Hội đã chỉ đạo các chi hội cơ sở tổ chức cho hội viên đăng ký danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi với những tiêu chí cụ thể. Kết quả đã có 13.022/24.955 hội viên của 31 chi hội cơ sở tham gia. Để tăng cường kiến thức về KHKT trong trồng trọt, chăn nuôi, hàng năm tổ chức hội cơ sở đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông huyện, tổ chức trên 100 lớp tập huấn về sản xuất nông - lâm nghiệp, phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi, phương pháp canh tác lúa cải tiến SRI, sử dụng phân viên nén dúi sâu, cách che nilon cho mạ… cho trên 85% hội viên tham gia.
Phối hợp với Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao xây dựng 15 mô hình khảo nghiệm về sử dụng phân bón NPK khép kín với cây cam tại các xã: Minh An, Cát Thịnh, Sơn A, Sơn Lương, Đồng Khê… Do được tập huấn chuyển giao kiến thức KHKT, các hội viên đã đưa các giống lúa lai, lúa thuần năng xuất chất lượng cao vào gieo cấy ở 4.068 ha vụ đông xuân và 4.150 ha vụ mùa, năng suất cả năm đạt 10,7tạ/ha/ năm. Ngoài ra, hàng năm hội viên còn trồng 6.052 ha ngô, 710 ha khoai lang, 60 ha lạc, 50 ha đậu tương và 1.950ha rau, đậu đỗ các loại, đưa giá trị kinh tế cây trồng trên đất 3 vụ của huyện đạt trên 120 triệu đồng/ha/năm.
Ngoài ra, các hội viên còn tích cực cải tạo và chăm sóc 4.950 ha chè và trên 2.400 ha cây ăn quả các loại, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân. Đồng chí Nguyễn Hồng Dương - Phó chủ tịch HND huyện cho biết: “Để tăng cường các hoạt động của Hội, chúng tôi thường xuyên kiểm tra, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội cấp cơ sở, kịp thời tháo gỡ khó khăn và ngăn chặn, khắc phục những thiếu sót về công tác quản lý tài chính, kiểm tra chương trình ký vốn vay ủy thác giữa các tổ chức với các ngân hàng. Qua kiểm tra nhằm đánh giá những ưu điểm, cách làm hay để nhân rộng. Do nhu cầu của hội viên vay vốn phát triển sản xuất rất lớn, Hội đã chỉ đạo 28 tổ chức hội cấp cơ sở, tạo điều kiện cho 4.587 hộ vay vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện với số tiền trên 87 tỷ đồng. Do thường xuyên kiểm tra đôn đốc trả gốc, lãi đúng kỳ hạn nên những năm gần đây đã hạn chế thấp nhất tình trạng nợ xấu”.
Được hỗ trợ về vốn và tập huấn chuyển giao KHKT, nhiều xã, thị trấn trong huyện còn dấy lên các phong trào thi đua “Cán bộ HND cơ sở giỏi”, “Nhà nông đua tài”, “Bông lúa vàng”, “Tiếng hát đồng quê” và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đã thu hút đông đảo hội viên tham gia hưởng ứng và đạt giải cao ở vòng thi cấp tỉnh do HND tỉnh tổ chức.
Phong trào “Nông dân thi đua lao động sản xuất kinh doanh giỏi” ở Văn Chấn đã và đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy công tác giảm nghèo ở địa phương, góp phần cùng cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương xây dựng Văn Chấn ngày thêm giàu mạnh.
Theo Báo Yên Bái
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã