1. Sá sùng
Sá sùng là một loại hải sản thân mềm, có nhiều ở các vùng biển Việt Nam. Tùy theo vùng miền mà sá sùng mang tên gọi khác nhau như sâu đất, bi bi, con cạp đất...
Sá sùng có da trơn nhẵn, thay đổi theo màu sắc môi trường. Khi còn tươi, sá sùng có độ dài khoảng 5 đến 10 cm, cá biệt có con dài đến 15–40 cm, đường kính 20 cm, nặng từ 1 đến 3 kg.
Khi bị bắt lên khỏi mặt biển, chúng thu mình lại, tròn như một quả bóng, cái miệng bé như lỗ van bơm hơi. Hình dạng sá sùng gợi khá nhiều "liên tưởng" nên chúng thường được săn lùng để làm thần dược phòng kín cho cánh mày râu.
Sá sùng có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, phổ biến hơn cả là sá sùng hầm thuốc bắc, xào đỗ... Sá sùng phơi khô có thể dùng làm ngọt nước phở hoặc nướng lên cũng rất giòn và thơm. Đây là một đặc sản hiếm nên giá thành khá cao.
2. Tu hài
Tu hài còn có tên gọi khác là ốc vòi voi hay con thụt thò. Ở Việt Nam tu hài thường có kích thước nhỏ nhưng ở nhiều vùng biển khác trên thế giới, tu hài có thể dài tới 1-2m, trọng lượng thường gặp độ 1,5-2,5kg nhưng cá biệt có con nặng tới 4–5 kg.
Thịt tu hài rất ngon, thường được chế biến theo nhiều cách như nướng, wasabi hoặc nấu cháo. Loại tu hài hay ốc vòi voi khổng lồ ở các nhà hàng Việt Nam chủ yếu lấy từ nguồn nhập khẩu. Tại các quán ăn bình dân, bạn cũng có thể gọi các món tu hài nướng mỡ hành với kích thước nhỏ để thưởng thức.
3. Cá dương vật
Cá dương vật tuy không có ở Việt Nam nhưng thời gian gần đây được nhắc tới rất nhiều do tầm ảnh hưởng của bộ phim Hàn Quốc Vì sao đưa anh tới. Cá dương vật thực chất không thuộc họ cá mà là một loại giun thìa, xuất hiện nhiều ở các vùng biển Hàn Quốc và Nhật Bản. Cá dương vật có hình dáng vô cùng độc đáo và đặc biệt như chính tên gọi của mình.
Tại Hàn Quốc, cá có thể được ăn sống bằng cách rửa sạch, thái lát, chấm với muối và dầu mè hoặc ăn chín bằng cách xào với các loại rau. Nhiều khách du lịch cho biết, vị cá giòn dai ngon không kém hàu tươi hay sò tươi.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã