Học tập đạo đức HCM

Những người nông dân làm cho đất cằn nở hoa

Thứ năm - 12/03/2015 05:31
Móng Cái hôm nay không chỉ có dòng Ka Long tấp nập trên bến dưới thuyền, không chỉ có cửa khẩu vạn người lại qua mà còn có những cánh đồng màu mỡ, những đầm tôm đổi đời số phận của hàng trăm, hàng ngàn người nông dân. Họ là những người nông dân biết vượt khó vươn lên, sáng tạo trong lao động sản xuất và biết nắm cơ hội để gieo mầm thành công từ đất.

Quê gốc ở Hải Dương, năm 2001, anh Nguyễn Văn Cảnh (Chủ tịch Hội Nông dân xã Bắc Sơn)  đưa cả gia đình ra định cư ở xã Bắc Sơn, TP Móng Cái. Mặc dù Bắc Sơn lúc ấy không phải là “vùng đất hứa”, xung quanh chỉ có đồi núi, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư xây dựng như bây giờ, cuộc sống những ngày đầu rất khó khăn nhưng vợ chồng anh vẫn vững tâm bởi đã nhìn thấy cơ hội từ mảnh đất này.

Năm 2007, vay mượn thêm để có hơn 200 triệu đồng, anh Cảnh xây dựng trang trại chăn nuôi lợn cắp nách kết hợp trồng vải, nhãn. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại không như ý. 2 năm sau, anh chuyển sang nuôi lợn rừng và đây thực sự là hướng đi đúng. Lợn rừng là giống hoang dã, sức đề kháng cao, ít dịch bệnh và ăn tạp nên rất dễ chăn mà thị trường lại rất ưa chuộng. Từ đôi lợn giống mua ở Tam Nông (Phú Thọ), anh đã tự mày mò, học hỏi để nhân giống, tự tiêm phòng, chăm sóc nên đàn lợn phát triển rất tốt.

Hiện trang trại của gia đình anh đang có hơn 100 con lợn rừng thương phẩm có thể xuất chuồng trong dịp Tết Nguyên đán 2015. Ngoài ra, anh trồng thêm hơn 6 ha keo và tre Bát Độ để lấy măng, kết hợp nuôi gà, ngan thả vườn. Trung bình mỗi năm, trừ chi phí, mô hình trang trại tổng hợp của gia đình anh Cảnh cho thu nhập từ 300 - 400 triệu đồng; giải quyết việc làm thường xuyên cho 3 lao động và hàng chục lao động thời vụ.

Anh Nguyễn Văn Cảnh chia sẻ: “Mình bỏ công sức thì đất không phụ công người đâu. Hơn nữa mình là cán bộ Hội Nông dân, phải gương mẫu làm trước để đồng bào làm theo. Vẫn còn nhớ, khi tôi mua cái máy cày về đây, bà con dân bản đã tập trung kín chân ruộng để xem “con trâu máy” cày ruộng. Từ đó, nhiều nhà cũng sắm máy cày để giảm công lao động. Họ thấy ruộng nhà tôi chăm bón tốt nên cũng học theo mua giống mới, xuống giống đúng thời vụ và chăm bón cẩn thận để nâng cao năng suất. Rồi trồng keo, tre Bát Độ hay nuôi lợn rừng cũng thế. Thấy gia đình tôi làm hiệu quả, bà con làm theo ngay. Đến nay, xã Bắc Sơn có 4 trang trại chăn nuôi lợn rừng, gà thả vườn; nhà nhà trồng keo, trồng tre không để tí đất nào bị bỏ hoang”.

Anh Tuấn và chị Liên hái quất cung cấp cho các nhà hàng và chợ trên địa bàn TP Móng Cái
Anh Tuấn và chị Liên hái quất cung cấp cho các nhà hàng và chợ trên địa bàn TP Móng Cái. 

Cũng như anh Cảnh, với quyết tâm khai hoang, phục hóa vùng đất bạc màu, gia đình anh Lê Nguyên Tuấn và chị Đặng Thị Liên ở khu 5 Phường Hải Yên đã trở thành hộ tiêu biểu của trong phong trào thi đua “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững ” của TP Móng Cái.

Được biết, mỗi ngày, gia đình anh Tuấn- chị Liên thu nhập ít nhất 600.000 đồng từ việc bán quả quất tươi cho các nhà hàng và chợ trên địa bàn. Hiện trang trại gia đình anh Tuấn có 2000 cây quất, cho quả quanh năm. Đó là thành quả của suốt 14 năm đổ mồ hôi trên 2ha đất cằn.

Trao đổi với chúng tôi, anh Lê Nguyên Tuấn, kể: “Gia đình tôi bắt đầu lập nghiệp ở xã Hải Yên (nay là phường) từ năm 2.000. Lúc đó, nơi đây vẫn toàn đất hoang. Cuộc sống của gia đình hết sức khó khăn, thiếu thốn. Vợ chồng tôi đã phải bỏ rất nhiều công sức để cải tạo đất cằn để trồng quất và chăn nuôi”.

Đến nay, trang trại gia đình anh Tuấn đã có 2.000 gốc quất cho quả quanh năm và hơn 60 con lợn. Ngoài ra, vợ chồng anh còn làm thêm nghề quay lợn sữa phục vụ cho các nhà hàng.  Anh Tuấn chia sẻ thêm: “Bà con nông dân mình ít vốn do vậy nên tập trung sản xuất những loại cây, con mà thị trường địa phương cần. Bởi vì nó vừa dễ chăm bón, chi phí sản xuất thấp, lại có thể tiêu thụ dễ dàng, không lo bị ép giá, như cây quất hoặc lợn Móng Cái chẳng hạn. Riêng ở Móng Cái, những sản phẩm đó nhiều nhà hàng rất cần nên giá cả ổn định. Trông vậy thôi, nhưng cứ ba quả quất là bán được 1.000 đồng, “năng nhặt chặt bị”, mỗi tháng cũng đã thu về được cả chục triệu đồng”.

Sau 14 năm bươn chải mưu sinh, nhờ sự cần cù, chăm chỉ đến nay cuộc sống gia đình anh Tuấn – chị Liên đã ổn định và vươn lên làm giàu từ nghề nông. Bà Nguyễn Thị Hiến, Chủ tịch Hội Nông dân phường Hải Yên đánh giá: “Hộ gia đình anh Tuấn- chị Liên là tấm gương sáng của hội nông dân thành phố. Không chỉ cần cù, sáng tạo, làm giàu bền vững, anh chị còn thường xuyên chia sẻ, phổ biến kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi và hỗ trợ giúp đỡ 31 hộ nông dân khác thoát nghèo bằng việc ủng hộ 2000 cây quất giống, 23 con lợn giống và tiền mặt 20 triệu đồng…”.

Theo mongcai.gov.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập361
  • Hôm nay75,865
  • Tháng hiện tại780,978
  • Tổng lượt truy cập90,844,371
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây