Học tập đạo đức HCM

Thiêng liêng ngày đặt viên đá đầu tiên Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma

Thứ năm - 12/03/2015 21:59
Sáng nay (13/3), Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma - những người đã anh dũng hy sinh trong công cuộc bảo vệ toàn vẹn chủ quyền, lãnh thổ của Tổ quốc - do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa chính thức diễn ra.
8h40, những ca từ của ca khúc "Gần lắm Trường Sa" vang lên, dù quen thuộc nhưng vẫn nghẹn ngào xúc động.


8h20, cựu chiến binh Lê Hữu Thảo đến từ Hà Tĩnh - cựu binh Gạc Ma; mẹ Nguyễn Thị Hằng, mẹ liệt sĩ Hoàng Ánh Đông đến từ Quảng Trị; em Đinh Mỹ Lệ đến từ TPHCM, là con liệt sĩ Đinh Ngọc Doanh, quê Ninh Bình; được mời lên sân khấu giao lưu.


Anh Thảo thuật lại: “Sáng 14/3, tôi các đồng đội nhận lệnh vào đảo cắm cờ. Tổ tôi 5 người và 2 khẩu AK vận chuyển vật liệu vào Gạc Ma xây dựng. 6h ngày 14/3, 3 tàu Trung Quốc bất ngờ xuất hiện và bao vây chúng tôi. Sau một chốc lát, quân Trung Quốc xong vào, dùng lê đúng chúng tôi. Nhưng chúng tôi kiên quyết giữ cờ và đánh bật được quân Trung Quốc ra khỏi đảo. Sau đó, một loạt đạn nã vào phía anh em chúng tôi. Tàu HQ604 bị chìm, đồng đội tôi hi sinh rất nhiều”, anh Thảo nhớ lại giây phút hào hùng. “Điều trăn trở lớn nhất cũng như hàng triệu triệu người, cũng như các gia đình liệt sĩ là mong muốn sẽ có ngày mang đươc hàng cốt về đất liền”, anh Thảo trăm trở chia sẻ.  


Anh Thảo tâm sự, đồng đội anh sau khi trở về từ hải chiến đã gặp rất nhiều khó khăn nhưng nhờ Chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa – Trường Sa” nên cũng vơi bớt khó khăn hơn. Về khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ga, anh Thảo bày tỏ sự cảm ơn Đảng, Nhà nước, Tổng Liên đoàn LĐVN, nhân dân cả nước, kiều bào nước ngoài. 
Tiếp đến chương trình giao lưu với mẹ Nguyễn Thị Hằng. “Con mẹ ra đi ở chuyến tàu sau nhưng con mẹ muốn bảo vệ tổ quốc và bảo vệ biển đảo. Mẹ rất đau lònh vì con ra đi có hình hài, thể xác nhưng khi về chỉ có một tấm huy chương!”, mẹ Hằng xúc động hóc nức nở.
Sau đó, chương trình giao lưu với em Lệ. Lệ kể, khi ba em hi sinh em mới 14 tháng tuổi. Khi đó hình ảnh của ba em chỉ qua lời kể của mẹ, của bà. Đó là hình ảnh mẹ em mang bầu, thì chiều nào bố em cũng chở nhau đi mua đồ chuẩn bị cho việc sinh đẻ.
Trước đó, giữa tháng 3.1988, các tàu HQ-505, HQ- 604, HQ-605 của Lữ đoàn 125 phối hợp với Lữ đoàn 146 và công binh E83 được lệnh hành quân khẩn cấp về nhóm đảo chìm Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa để làm nhiệm vụ. Đến chiều tối 13 thì tàu HQ-604 đến vùng biển Gạc Ma, tàu HQ-505 đến Cô Lin và tàu HQ-605 thẳng tiến đến Len Đao. Và cuộc hải chiến khốc liệt đã xảy ra từ sáng 14.3…
 
Ông Đặng Ngọc Tùng - Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam (bìa trái) - tới dự buổi lễ
Ông Đặng Ngọc Tùng - Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam (bìa trái) - tới dự buổi lễ.
 
8h05, ông Đặng Ngọc Tùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam - phát biểu khai mạc Lễ đặt viên đá xây dựng Khu Tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma: 
“Cuộc chiến không cân sức diễn ra khi các chiến sĩ Hải quân Việt Nam không hề có vũ khí trong tay đã đứng thành vòng tròn để lấy thân mình bảo vệ chủ quyền của đất nước, quyết tâm giữ và cắm lá cờ Tổ quốc khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại đảo Gạc Ma. 64 chiến sĩ đã hy sinh, 11 chiến sĩ bị thương... Máu và thân xác các anh đã hòa cùng sóng biển nhưng tấm gương dũng cảm, mưu trí bảo vệ chủ quyền Tổ quốc của các anh sẽ mãi là những thiên sử anh hùng, bất diệt.


Để tỏ lòng thành kính và biết ơn các anh hùng liệt sĩ Hải quân, góp phần giáo dục bồi đắp lòng yêu nước, ý chí bất khuất, quật cường của dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thống nhất với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa xây dựng một Khu Tưởng niệm “Chiến sĩ Gạc Ma ” trên bờ biển tỉnh Khánh Hòa để ghi công 64 liệt sĩ đã hy sinh ngày 14/3/1988 trong trận chiến bảo vệ quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc.


Đây cũng là nguyện vọng của thân nhân các anh hùng liệt sĩ hy sinh ở Đảo Gạc Ma, các đoàn viên công đoàn, ngư dân, cựu chiến binh và chiến sĩ hải quân, nhân dân Việt Nam yêu nước, đồng thời góp thêm một công trình văn hóa, điểm tham quan giáo dục truyền thống ở bờ biển Nha Trang”.


7h50, các đại biểu được xem một phóng sự ngắn về biển đảo Việt Nam; về việc thành lập nghiệp đoàn nghề cá để ngư dân có thể giúp nhau khi đánh bắt trên biển; Giới tiệu về hoạt động “Tấm lưới nghĩa tình” giúp đỡ ngư dân vừa đánh bắt vừa bảo vệ chủ quyền biển đảo ở Trường Sa, Hoàng Sa.
 
Để tri ân những người lính đã ngã xuống để bảo vệ đảo đá Gạc Ma, Trường Sa (1988), những tử sĩ Hoàng Sa (1974), đồng thời chia sẻ những mất mát, giảm bớt những khó khăn của cuộc sống với những gia đình liệt sĩ Trường Sa, tử sĩ Hoàng Sa; vinh danh tinh thần yêu nước cháy bỏng và niềm tự hào dân tộc trường tồn của những con người bất tử ấy, từ tháng 3/2014, Tổng LĐLĐ Việt Nam, Báo Lao động, Quỹ Tấm lòng vàng Lao động đã phát động chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”.


Một năm sau khi phát động chương trình với nhiều hoạt động tích cực, Quỹ Tấm lòng vàng Lao Động đã huy động được sự đóng góp cả tinh thần lẫn vật chất của cán bộ công nhân viên chức lao động và nhân dân toàn quốc, các nhà hảo tâm, các cơ quan, doanh nghiệp. Thông qua đó đã hỗ trợ được cho cho thân nhân các gia đình liệt sĩ, các cựu binh Gạc Ma, thân nhân các gia đình tử sĩ Hoàng Sa với các việc cụ thể như xây nhà tình nghĩa, hỗ trợ khó khăn, tạo việc làm....


7h40, sau ca khúc “Nơi đảo xa” hào hùng, xúc động, buổi lễ bắt đầu đi vào các chương trình chính thức. Mở đầu buổi lễ, BTC giới thiệu biển đảo - một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc. Trong lịch sử thăng trầm của dân tộc, một phần máu thịt này của đất mẹ đã phải chịu nhiều cảnh trầm luân, luôn là nỗi khắc khoải, thương mong của người dân đất Việt.
 
Cách  đây 27 năm, ngày 14 tháng 3 năm 1988, trong một cuộc chiến không cân sức để bảo vệ đảo Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, 64 chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã kiên cường chiến đấu và anh dũng hy sinh. Họ đã nằm lại mãi mãi nơi đáy biển sâu.
Những người con nước Việt ngã xuống để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc, đã đi vào bất tử trong lịch sử dân tộc. Cũng chừng ấy thời gian, những người cha, mẹ, người thân của các anh mỏi mòn trong đau thương, chờ mong...
BTC giới thiệu các đại biểu về tham dự lễ đặt đá Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, có sự góp mặt của ông Đặng Ngọc Tùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam; ông Nguyễn Huy Anh - Vụ trưởng Vụ Văn phòng Chính phủ; ông Đoàn Công Huynh - Vụ trưởng Bộ TT&TT; ông Nguyễn Anh Tuấn - Bí thư TƯ Đoàn TNCS HCM; ông Lê Thanh Quang - Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa. Về phía Báo Dân trí có ông Phạm Huy Hoàn - Tổng biên tập Báo Dân trí - cũng đến dự buổi lễ.
Thiêng liêng ngày đặt viên đá đầu tiên Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma
Thiêng liêng ngày đặt viên đá đầu tiên Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma
Các đại biểu, thân nhân các liệt sĩ từ khắp mọi miền đất nước về dự lễ đặt đá Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma.
 
Phác họa công trình Hành trình khát vọng.
Phác họa công trình Hành trình khát vọng.
6h45, ghi nhận của PV Dân trí, thời tiết tại Công viên Biển Đông, bán đảo Cam Ranh - địa điểm xây dựng Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma - khá thuận lợi khi có nắng, gió nhẹ xuất hiện vào sáng sớm. Từ rất sớm, đông đảo các vị đại biểu từ các bộ, ban ngành TƯ cũng như lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa đã về dự buổi lễ.
Đến dự lễ còn có các chiến sĩ đã chiến đấu trong trận hải chiến Gạc Ma năm 1988, các thân nhân gia đình liệt sĩ hy sinh trong trận hải chiến Gạc Ma; lãnh đạo Hải quân vùng 3 và 4 (Đà Nẵng, Khánh Hòa), Lực lượng Cảnh sát biển, lãnh đạo đơn vị Công binh F83 (đơn vị có các sĩ quan, chiến sĩ hy sinh tại Gạc Ma năm 1988) và hàng trăm công nhân lao động tỉnh Khánh Hoà, chiến sĩ vùng 4 Hải quân.

Tượng đài của tác phẩm 
Tượng đài của tác phẩm “Những người nằm lại ở phía chân trời”
Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma được xây dựng trên vùng đất rộng 2,5 ha; thuộc bán đảo Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà. Trước đó, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sau khi thống nhất với Bộ LĐ-TB&XH, TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức thi tuyển chọn thiết kế Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma. Sau khi triển khai thực hiện đã có 43 tổ chức, cá nhân đăng ký nhận thông báo và yêu cầu thiết kế tham gia cuộc thi. Bên cạnh đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Khánh Hòa đã cấp 2 ha đất tại Khu Du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh (đại lộ Nguyễn Tất Thành) để làm nơi xây dựng.
Tượng đài của tác phẩm 
Tượng đài của tác phẩm 
Thời tiết khá thuận lợi trong ngày đặt viên đá đầu tiên xây dựng Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma.
Tính đến ngày 31/10/2014, Ban Tổ chức cuộc thi đã nhận được hơn 100 bản vẽ, 15 mô hình, 25 bộ thuyết minh và đĩa CD mô phỏng công trình của 25 đơn vị, tập thể và cá nhân đăng ký tham gia dự thi. Trong đó: Khu vực Phía Nam có 19 tổ chức, cá nhân; Phía Bắc có 6 tổ chức, cá nhân. Đồng tuyển chọn, Ban giám khảo, Ban tổ chức đã lựa chọn tác phẩm “Hành trình khát vọng” và tượng đài của tác phẩm “Những người nằm lại ở phía chân trời” để thực hiện dự án Khu tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma.
Thông cáo báo chí củaTổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát đi cho biết, sự kiện ngày 14/3/1988, quân đội Trung Quốc đã dùng vũ lực cưỡng chiếm đảo Gạc Ma thuộc chủ quyền của Việt Nam. Lực lượng Hải quân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu bảo vệ lãnh thổ và chịu nhiều tổn thất, hy sinh. Trong trận chiến, thiệt hại của Việt Nam bao gồm 3 tàu bị bắn cháy và chìm, 64 chiến sĩ đã hy sinh, 11 chiến sĩ bị thương... Đã tròn 27 năm kể từ ngày trận hải chiến nổ ra, nhân dân Việt Nam vẫn khắc khoải tưởng nhớ, hướng về các anh hùng liệt sĩ hy sinh đã hòa máu xương vào biển cả, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Theo Dantri.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập404
  • Hôm nay73,644
  • Tháng hiện tại778,757
  • Tổng lượt truy cập90,842,150
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây