Học tập đạo đức HCM

Nông dân nghìn tỷ

Chủ nhật - 12/11/2017 10:06
Ông Út Huy là một cái tên bình dị như bao cái tên khác ở miền Tây Nam Bộ. Cứ ghép thứ tự trong nhà kèm theo cái tên là có một “nick name”(biệt danh) như vậy.

Đó là “nick name” từ hồi nhỏ tới giờ chứ ba chục năm nay người ta gọi Út Huy bằng nhiều “nick name” khác như “Huy chuối”, trước đó là “Huy bò”, “Huy ớt” hay “Huy tôm”, “Huy mía” vv….

Mỗi “nick name” Út Huy là một câu chuyện dài thú vị và tổng hợp lại có thể là một truyền kỳ về người nông dân miền Tây thời hiện đại.

Chuyện của “Huy… đại bai”.

Ông Út Huy tên thật là Võ Quan Huy, sinh năm 1955 ở ấp Thuận Hoà (xã Hiệp Hoà, huyện Đức Hoà, Long An). Út Huy của hiện tại là một nông dân có diện tích đang canh tác thuộc loại nhất nước với hơn 1300hạ đất (tôi không tính đến các đại gia ngành khác lao vào lập dự án xin đất nông nghiệp). Dù hiện nay ông ấy có nhiều đất và tài sản song vẫn có thể khẳng định đó vẫn là một nông dân chính hiệu. Đó là một người nông dân “im im mà làm” những việc liên quan đến ruộng, vườn, ao như bao người nông dân khác, chỉ là cách làm lại... không giống ai.

Xuất thân gia đình nhà nông, ông Út Huy cũng làm nông nhưng quê hương Đức Hoà là xứ đất trồng gì... thua đó nên mấy chục năm trước chàng thanh niên Út Huy lên Tây Ninh lập nghiệp bằng cách khẩn hoang trồng mía. 

Năm 1978 ở Tây Ninh xảy ra một trận lụt lớn “nhấn chìm” vốn liếng cuộc làm ăn xa xứ, chàng trai Út Huy trắng tay đành đi làm thuê trả nợ. Hai năm sau, Út Huy trả hết nợ rồi qua đất Bình Dương tiếp tục trồng mía. Không có trận lụt nào nhưng do Út Huy chưa nắm được kỹ thuật canh tác và thổ nhưỡng xứ này khác biệt với cây mía nên chỉ có 20% lượng mía trồng nảy mầm. Út Huy lại nợ!

 
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt tay ông Út Huy tại Hội nghị “Tự hào Nông dân Việt Nam 2017”.

Mỗi tháng Út Huy phải vay gạo để sống rồi làm việc quần quật trả nợ gối đầu. Mất sáu năm trời mới dứt nợ xứ Bình Dương và kỹ thuật trồng mía đã quen nên mía cũng ổn định năng suất, Út Huy lại khăn gói lên Tây Ninh trồng mía. Không có trận lụt nào nhưng Út Huy lại thất bại vì Tây Ninh khi ấy thiếu giải pháp tưới phù hợp. 

Đào mương dẫn nước thì không đủ vốn, kéo ống bơm nước thì chỗ úng, chỗ khô vì Út Huy không trồng mía vài hecta như người ta mà trồng cả trăm hecta. Anh nông dân “cứng đầu” với cây mía lại mang nợ thêm 3 năm nữa để cây mía ở Bình Dương và Tây Ninh ổn định.

Có được một số vốn, Út Huy quyết định về quê hương Long An (huyện Đồng Tháp Mười) thuê 240ha để “mần ăn lớn”. Lớn đâu chưa thấy, ngay vụ đầu tiên, mía chết sạch vì đất phèn. Nghĩa là suốt một thập niên khởi nghiệp, Út Huy đi từ thất bại đến… đại bại.

Nhưng ngoài những kinh nghiệm của nhiều lần “thua trắng” (thì ông Út Huy vẫn còn những “vốn liếng” khác không ai dễ có. Đó là lòng quyết tâm rất lớn, sự ủng hộ của những người “sống chết” dám theo ông và gia đình, nhất là vợ ông. 

Vụ mía thứ hai của Út Huy cũng chính trên cánh đồng vừa khiến ông đại bại đã thắng lớn nhờ một phát kiến đặc biệt: Đắp đê bao mía rồi mới rửa phèn. Đợt nước lũ năm 2000 về và dòng phèn chua đã “thúc thủ” trước bờ bao độc đáo đó.

Nhưng không phải cái gì Út Huy cũng biết hết dù là một “lão nông tri điền”. Để làm chuối xuất khẩu sang Nhật, Út Huy mời một chuyên gia hàng đầu về chuối của Philippine sang Tây Ninh lo kỹ thuật. 

Gần đây, tôi được con trai ông Út Huy tiết lộ thương hiệu Fohla (viết tắt Fruits off Huy Long An) sẽ được đầu tư bài bản bằng cách mời chuyên gia của Nhật. Anh không nói nhưng tôi đoán được vì sao chuối gắn nhãn Fohla được xuất khẩu đi Nhật rất ổn định.

Không chờ đến “bể chợ”

Tính Út Huy ít nói nhưng sức quan sát và phán đoán thì “hết xảy” (như cách ông quan sát lũ miền Tây và xây bờ bao cho cây mía đã nói ở trên). Thấy thiên hạ đổ xô trồng mía để phục vụ các nhà máy đường, Út Huy chuyển từ cây mía sang ớt và dưa hấu, rồi lại chuyển sang cây ăn trái. 

Chuyển đổi cây trồng không phải do Út Huy sợ mất mùa mà ông nhìn xa, thấy được khi mọi người cùng nhảy vào làm thì thị trường sẽ nhanh chóng dư thừa sản phẩm. Tập tính của nhiều nông dân Việt Nam là “thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào” nên sản xuất sản phẩm nông nghiệp bị khủng hoảng thừa, đến khi “bể chợ” mới ngưng.

Hai năm trước, người người lo lắng về thức ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đổ xô đầu tư vào lĩnh vực “nông nghiệp sạch” (nay cũng thế) thì những sản phẩm của Út đã qua châu Âu, Mỹ, Nhật, Dubai.

Tôi từng đi tham quan trại bò của ông Út Huy cách đây 2 năm. Một trại bò được hoàn thiện nhanh chóng và hoành tráng tôi chưa từng thấy. Trại có khả năng nuôi nhốt 10.000 con bò; có khu xử lý phân, nhà ủ phân vi sinh có lẽ chưa nơi nào có được trên đất nước Việt Nam. 

Vì sao nói “chưa nơi nào có”?Vì trại bò của Út Huy gần như không có mùi… phân bò và nước tiểu bò. Chính xác là nó được hạn chế tối đa. 

Bò được nuôi theo công nghệ đệm lót sinh học và vi sinh để xử lý mùi hôi nên chuồng trại rất khô ráo. Phân bò được thu gom bằng xe chuyên dụng theo chu kỳ từ 1 - 2 tuần/lần, đưa vào khu xử lý ủ vi sinh, sau đó cho ra sản phẩm cuối cùng là phân hữu cơ. Phân hữu cơ dùng để trồng cây ăn trái. (Và ông Út Huy thì có đến mấy trại bò như vậy!).

Ngoài số bò “khủng” hơn 30.000 con, ông Út Huy còn sở hữu 100ha nuôi tôm khép kín (tự sản xuất thức ăn cho tôm), 200ha chuối xuất khẩu và đang trồng thêm bơ, bưởi da xanh. 

Tính sơ, ông Út Huy sở hữu hơn 1300hạ đất nông nghiệp ở nhiều tỉnh phía Nam. Và càng độc đáo hơn là những trang trại mà tôi vừa nhắc đều có thể đi tham quan bằng… xe hơi. Xe tải tải trọng lớn cũng vào thoải mái nếu chuyển hàng vì các trang trại của ông Út Huy đều tuân thủ nguyên tắc do ông đặt ra: Xây dựng khoa học, đường sá khô ráo và vuông vức như bàn cờ để tiện cho ông đi… “thăm”.

 
Ông Út Huy trên mảnh vườn nhà.

Những chuyện bên lề

Nhưng nếu không được giới thiệu trước, sẽ không ai nghĩ ông Út Huy là tỉ phú. Dáng ông cao to, bước đi khuỳnh khuỳnh, bè bè như gấu và bộ đồ cũ mèm đặc sệt nông dân Nam Bộ. Cái điện thoại mà ông Út Huy xài thì đích thị vô cùng nông dân, loại “cùi bắp” nhất trong số những loại “cùi bắp” hiện nay còn được dùng.

Ở ngoài ruộng đồng, tâm trí ông Út Huy để hết vào các sản phẩm nhưng ở nhà thì có một Út Huy “khác”. Nhân viên của ông không giống… nhân viên. Họ thoải mái cười đùa, thậm chí trêu “bác Út”, “ông Út”' không chút ngại ngần. 

Ông Út Huy ăn gì, họ ăn đó, không hề có mâm trên, mâm dưới. Ngay cả chi tiết “sợ vợ” của Út Huy họ cũng không tha. Vợ chồng ông bị trêu chỉ nhìn nhau cười hiền. Có được không khí làm việc như vậy là do đến giờ họ là những người được ông Út Huy lo công ăn việc làm. Thấy “chưa đủ”, ông lo luôn chuyện mai mối cho “nhân viên” của mình nên đôi, nên cặp. Vẫn thấy “chưa đủ”, ông lo nốt chuyện con cái họ học gì, làm gì...

Hai con trai của ông Út Huy cũng chọn con đường làm nông dân theo cha nhưng bài bản hơn: nông dân... Tây học (tốt nghiệp kỹ sư nông học và quản trị nước ngoài). Ngoài cái gen cao to của ông Út Huy (người con cả cao gần 1,9m), họ cũng thừa hưởng luôn đức tính của cha, nói ít, làm nhiều.

Gia đình “nông dân gốc”. Út Huy làm nhiều tới mức nhà báo Trương Hữu Danh - một người am hiểu nông nghiệp Việt Nam đã khẳng định: “Nếu có một tỉ phú đola của Việt Nam trong tương lai gần xuất thân thuần nông dân thì chỉ có thể là ông Út Huy!”. 

Chỉ mới tính sơ giá trị số đất, số bò, tôm, trang trại trái cây mà ông Út Huy có và chưa kể các “giá trị vô hình” khác như thương hiệu, quản trị thì tài sản của ông Út Huy đã được tính bằng ngàn tỉ khi chưa lên sàn niêm yết (và tới giờ tôi vẫn chưa thấy ông Út Huy nhắc gì đến chuyện cổ phần hoá rồi niêm yết trên sàn chứng khoán).

Cá nhân tôi thì khâm phục “nhà Út Huy” ở một góc độ khác: Họ chỉ làm giàu trên giá trị lõi của họ - kiến thức và tình yêu nông nghiệp. Vì tôi biết vừa rồi có một ông Võ Quan Huy đi dự chương trình “Tự hào Nông dân Việt Nam 2017”, sáng còn ngượng nghịu khi thắt cravat thì chiều đã chạy ra chợ đầu mối Long Biên mua 20 loại bưởi khác nhau để… ăn thử. 

Chuyện ông Út Huy tính bán bưởi Fohla thì tôi biết nhưng háo hức thử bưởi như vậy chỉ có thể có ở một người nông dân chân chính mà thôi.

Trước những biến động của đời sống, những câu chuyện thua lỗ, thất thoát, những hạn hán triền miên, ngập mặn đầy lo lắng thì viết về ông Út Huy thật sự khiến tôi cảm thấy dễ chịu và có thêm những năng lượng tích cực. Người nông dân miền Tây này, ngó vậy thôi nhưng mà hay thiệt hay.

Dẫu có tỷ phú hay là nông dân, thì đon chắc ông Út Huy vẫn cứ vậy, vẫn cứ là nông dân gộc quê mình.

Mai Quốc Ấ/ CAND
 Tags: cái tên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập387
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm385
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại817,899
  • Tổng lượt truy cập90,881,292
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây