Ông Mai Kiều, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Thuận cho biết, đến nay, Bình Thuận đã xây dựng được: 2 chuỗi thanh long (sản lượng 6.000 tấn/năm); 1 chuỗi mủ trôm; 3 chuỗi nước mắm; 2 chuỗi thủy sản đông lạnh; 3 mô hình sản phẩm thủy sản khô; cấp 11 giấy xác nhận cho 9 điểm bày bán với 162 sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.
Đặc biệt, Bình Thuận đang hỗ trợ 4 doanh nghiệp thực hiện dán tem điện tử cho các sản phẩm: thủy sản khô, thủy sản khô ăn liền, mủ trôm, rau an toàn. Người tiêu dùng dễ dàng nhận diện sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm bằng điện thoại thông minh.
Ngoài ra, tỉnh đã thực hiện hỗ trợ kết nối, hoàn thiện chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cho 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh với sản lượng thủy sản đông lạnh 3.060 tấn/năm, thủy sản khô 629 tấn/năm, đồ hộp thủy sản 630 tấn/năm…
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, việc thực hiện chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh vẫn còn ít so yêu cầu. Vì vậy, việc hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản, thủy sản theo chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn với TP Hồ Chí Minh có ý nghĩa đặc biệt.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã