Vài thùng sơn cũ cùng chiếc xe kéo là những dụng cụ đồng hành hằng ngày cùng
Với nhiều người thức ăn thừa là những thứ bỏ đi, nhưng không ít người có thể kiếm thêm thu nhập nhờ tận dụng cơm thừa, canh mặn (hay còn được gọi là nước rác) được chở về từ các quán ăn.
Cần mẫn, chịu khó
Sinh ra trên mảnh đất miền Trung nhiều nắng, đầy khó khăn với nghề nông là chính, cuộc sống của chị Thùy cùng bao con người ở đây quanh năm chỉ biết “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” trên những mảnh ruộng đồng cằn cỗi. Làm ruộng không thôi sẽ không đủ sống, chị Nguyễn Thị Thùy (47 tuổi, thôn Trung Nam, xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam) còn chăn nuôi thêm gia súc, gia cầm để kiếm thêm thu nhập, chăm lo cho cuộc sống gia đình.
Thu gom và sang những thức ăn thừa tại quán ăn, nhà hàng ra thùng sơn được chuẩn bị sẵnThu gom và sang những thức ăn thừa tại quán ăn, nhà hàng ra thùng sơn được chuẩn bị sẵn
Đã gần 10 năm nay, hằng ngày, bất kể trời mưa hay nắng, đều đặn, cứ vào khoảng 5 – 6 giờ chiều, mọi người dễ dàng bắt gặp chị Thùy chạy chiếc xe máy cũ kéo theo những thùng sơn đã qua sử dụng đi thu gom cơm thừa ở các quán ăn, nhà người dân tại trung tâm huyện Nông Sơn về làm thức ăn cho đàn lợn của gia đình.
“Thức ăn thừa này người ta cho không chứ không lấy tiền, đến khi xuất chuồng mình đem biếu chủ quán một vài ký thịt heo mình nuôi để cảm ơn họ. Số thức ăn này sau khi đem về chỉ cần nấu sôi lên, sau đó có thể cho thêm ít rau hoặc cám là có thể cho heo ăn được. Công việc dù hơi vất vả nhưng được cái tiết tiệm nhiều, lãi khá, coi như mình bỏ công ra để làm lời”, chị Thùy chia sẻ.
Quế Trung là trung tâm của huyện Nông Sơn, nơi đây tập trung các quán ăn, dịch vụ ăn uống phát triển, lượng thức ăn thừa nơi đây khá nhiều. Mặc dù nhà cách trung tâm huyện khá xa nhưng với bản tính cần cù, chăm chỉ, chịu khó, người đàn bà đang dần bước sang tuổi “ngũ tuần” sẵn sàng đi xa hàng km để tận thu những loại thức ăn thừa về chăn nuôi lợn.
Góp phần bảo vệ môi trường
Từ khi thành phố có quy định cấm chăn nuôi gia súc, gia cầm trong nội thành thì các lượng thức ăn thừa từ các hộ gia đình, quán ăn chắc chắn sẽ thải ra môi trường và gây ô nhiễm nghiêm trọng. Biết được tác hại của việc chất thải ra môi trường gây ảnh hưởng thế nào đến người dân và cũng biết được lợi ích của việc thu gom, tận dụng thức ăn dư thừa để nuôi heo sẽ có lợi cho cả người thu gom và cho cả người cho, đặc biệt là góp phần bảo vệ môi trường chị Thùy đã bắt đầu bắt tay vào thực hiện đi thu gom thức ăn thừa về chăn nuôi gia sức, cải thiện kinh tế cho gia đình.
Cô Hương (chủ một quán ăn tại xã Quế Trung) cho biết lượng thức ăn dư thừa của quán cô hàng ngày đều để cho chị Thùy, mỗi ngày chị đều đến chở, việc này giúp quán của cô sạch sẽ hơn và cô cũng không lo lắng đến việc xử lý đồ thừa như thế nào. “Trước khi Thùy đến xin lấy đồ thừa của quán thì mỗi lần mang đổ đi cô đều đau đầu không biết sẽ đổ ở đâu, từ khi cô ấy đến lấy thì cô khỏe hẳn. Thùy rất siêng năng, dù ngày mưa hay nắng cũng đều đến chở vì nếu để qua ngày hôm sau thì thức ăn thừa sẽ bốc mùi, rất khó chịu. Có hôm trời mưa to tầm tã, cứ tưởng cô ấy sẽ không đến lấy,cô định bụng mang đi đổ nhưng lúc sau thì thấy cô ấy chạy vào, người ướt như con chuột, nhìn thấy rất thương”, Cô Hương kể.
Việc nuôi heo bằng hình thức tận dụng thức ăn thừa thì lợi nhuận cao hơn và ổn định hơn so với việc nuôi bằng cám công nghiệp vì không phụ thuộc nhiều đến giá cả thức ăn chăn nuôi lên xuống thất thường, vừa tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có, đỡ tốn kém, lấy công làm lời và bên cạnh đó, góp phần tích cực vào bảo vệ môi trường.
Đoạn đường đi khá xa nhưng dù mưa hay nắng, dù sớm hay tối chị vẫn không từ bỏ
Chị Thùy thật thà tâm sự “Thời gian đầu đi chở thức ăn thừa cũng ngại lắm, nhưng sau nghĩ lại đi chở vậy cũng có lợi cho mình, chỉ cần bỏ ra chút thời gian có thể tiết kiệm được kha khá khoản tiền mua cám bột, nuôi heo bằng cơm thừa heo lại rất mau lớn, chất lượng thịt cũng tốt, thịt ăn ngon hơn nên người mua rất thích. Với lại, mình chở vậy thấy cũng có lợi cho người khác, góp phần nho nhỏ vào việc bảo vệ môi trường, giảm ô nhiễm môi trường mình đang sống. Vậy cũng vui”.
Bảo vệ môi trường không cần phải có bằng cấp để làm những việc cao siêu, chỉ cần mỗi người thực hiện những hành động nhỏ như bỏ rác đúng nơi quy định thì cũng đã góp phần giúp môi trường xanh, sạch, đẹp.
“Mình chỉ là người nông dân bình thường, nhiều khi xem tivi thấy dự báo môi trường ngày càng bị ô nhiễm nặng mà chưa có cách nào để khắc phục, nên mình hay bảo nhau với mọi người xung quanh rằng không được xả rác bừa bãi, đi chợ hạn chế sử dụng túi nilon, nếu mỗi người đều làm như vậy thì mình tin chắc rằng môi trường sẽ ngày càng được cải thiện hơn, từ đó cuộc sống của con người cũng sẽ ngày càng được tốt hơn”, chị Thùy chia sẻ.
Oanh Lê/ Môi trường
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã