Học tập đạo đức HCM

Nông sản an toàn: Cần quan tâm đến yếu tố đầu vào

Chủ nhật - 12/11/2017 03:34
Nói đến an toàn thực phẩm là nói đến tất cả các giai đoạn hình thành nên chuỗi giá trị nông sản. Trong đó, có các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp như đất trồng và quy trình canh tác – bón phân – diệt trừ sâu bệnh.

Đây là thông điệp từ Hội thảo diễn ra ngày 10/11 tại TPHCM về Ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất nông sản an toàn.

Xu hướng sản xuất - kinh doanh thực phẩm hữu cơ, an toàn

TPHCM là đô thị đông nhất cả nước. Ngoài việc cung cấp thực phẩm tiêu dùng hàng ngày cho khoảng 13 triệu dân thì đây còn là nơi chế biến, kinh doanh, cung cấp thực phẩm cho các tỉnh thành khác và cho xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện sản lượng nông sản “ra lò” tại TPHCM mới chỉ đảm bảo được 20-30% nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn, phần còn lại phải nhập từ các địa phương khác hoặc nhập khẩu.

Dù vậy, điều này không thể ngăn cản được nhận thức ngày càng tăng lên của người tiêu dùng TPHCM đối với thực phẩm an toàn. Chính vì thế, nông sản và thực phẩm hữu cơ cũng bắt đầu được thị trường ở đây đón nhận dù mới chỉ ở những phân khúc khách hàng rất hẹp. Nhìn chung, thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ vẫn còn gặp nhiều khó khăn do giá thành sản xuất cao.

Hiện TPHCM cũng chưa có đơn vị nào được chứng nhận sản xuất hữu cơ phù hợp với TCVN 11041:2015. Trong khi trên địa bàn thành phố lại có rất nhiều tổ chức, cá nhân sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ, sinh học như trồng trên giá thể hữu cơ, sử dụng chế phẩm hữu cơ hoặc hữu cơ sinh học trong sản xuất nông nghiệp.

Thậm chí, có những doanh nghiệp kinh doanh hữu cơ đã được nhiều tổ chức nước ngoài chứng nhận như: Organic Market, Rau Organica, nhà sản xuất gạo hữu cơ Viễn Phú hay thương hiệu Coop Organic của hệ thống siêu thị Sài Gòn Co.op.

Phân bón công nghệ cao - Giải pháp khả dĩ cho thực phẩm an toàn

Phải khẳng định một điều rằng nông nghiệp an toàn không chỉ tốt cho người tiêu dùng mà còn cho chính môi trường nói chung và sức khỏe của người nông dân nói riêng. Vì vậy, nông nghiệp an toàn yêu cầu phải kiểm soát chặt “đầu vào”. Đó là các yếu tố như đất, nước, phân bón, thuốc trừ sâu…

Tuy nhiên, dưới góc nhìn của TS. Nguyễn Đăng nghĩa, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn nông nghiệp nhiệt đới, rất khó để tìm ra đất “sạch” lúc này bởi sau 40 năm canh tác thâm canh và chạy đua sản lượng, hầu như đất đai cho trồng trọt đã ít nhiều bị biến chuyển, mất cân đối dinh dưỡng. Còn theo quy chuẩn của các tổ chức quốc tế, để sản xuất nông sản hữu cơ, đất đai cần được “phục hồi” và “làm sạch” trong khoảng từ 3 đến 5 năm. Vậy sinh kế của người nông dân sẽ ra sao trong thời gian cải tạo đất?

Theo bà Huỳnh Thị Kim Cúc, Phó Trưởng ban An toàn Vệ sinh thực phẩm TPHCM, sản xuất hữu cơ vẫn cần khuyến khích nhưng đó là con đường dài hơi để đi theo xu hướng chung của thế giới. Còn xét trên thực tiễn nền nông nghiệp Việt Nam lúc này thì trước mắt phải chú trọng cho sản xuất an toàn.

Vì vậy, nhà khoa học đến từ Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Nông nghiệp nhiệt đới khuyến nghị cải tạo đất trồng là bước đi quan trọng để có nông sản an toàn.

Theo đó, cần khuyến khích sử dụng một số loại phân bón thế hệ mới ứng dụng công nghệ cao. Đó có thể là phân bón theo công nghệ nano, với ưu thế đảm bảo không để lại tồn dư tổn hại môi trường, hoặc những loại phân bón được sản xuất theo công nghệ vi sinh và enzyme, rất hữu ích để lấy lại cân bằng dinh dưỡng cho đất mặn, đất phèn.

Đó cũng có thể là nhóm phân bón sinh học có chức năng hoạt lực cao như than sinh học (bioc-har). Đặc biệt, đây được xem là giải pháp cải tạo đất hữu hiệu bởi than sinh học sẽ giúp gia tăng vi sinh vật trong đất, giữ nước, tăng hiệu suất hoạt động của đất, là chất xúc tác cho hiệu quả của phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ. Than sinh học lại hoàn toàn có thể được sản xuất từ phụ phẩm nông nghiệp rẻ tiền như bã mía, vỏ trấu, vụn xơ dừa, mùn cưa, dăm gỗ, lá cao su, vỏ cà phê…

Tất nhiên, kiểm soát “đầu vào” của sản xuất nông nghiệp mới chỉ là một phần các yếu tố tạo nên nông sản an toàn. Để nông sản ấy có thể thành thực phẩm an toàn ở tận bàn ăn lại là chuyện khác, vì phải còn liên quan đến các khâu thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển và cả phân phối đến tay người tiêu dùng.

Phương Hiền/baochinhphu.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập395
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại804,113
  • Tổng lượt truy cập90,867,506
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây