Học tập đạo đức HCM

Nuôi con bán Tết: Cá lồng đặc sản sông Đà, xuân nào bán cũng chạy

Thứ tư - 10/01/2018 10:59
Những năm gần đây, nghề nuôi cá lồng trên hồ thủy điện Hòa Bình đã và đang mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho cư dân sống ven khu vực lòng hồ. Cá lồng đặc sản cũng là con nuôi bán Tết của nhiều hộ khi Tết, xuân năm nào bán cũng chạy vèo vèo...

Lênh đênh cùng con cá lòng hồ

Lòng hồ thủy điện Hòa Bình mùa này mênh mông nước. Các bè cá san sát đang mọc lên ngày một nhiều. Nhiều loài “thủy quái” như chiên, nheo, lăng, bỗng… đã được ngư dân thuần hóa, nuôi trên diện rộng, riêng con chạch chấu thì chưa ngư dân nào nuôi nổi. Mọi con chạch chấu trên lòng hồ đều bắt ngoài tự nhiên.

 nuoi con ban tet: ca long dac san song da, xuan nao ban cung chay hinh anh 1

 nuoi con ban tet: ca long dac san song da, xuan nao ban cung chay hinh anh 2

Chị Phương đã thành công khi nuôi cá chiên trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình.  Ảnh: X.T

Theo thống kê của UBND tỉnh Hòa Bình, đến nay toàn tỉnh có gần 5.000 lồng cá, sản lượng đạt khoảng 3.700 tấn/năm, tạo việc làm và thu nhập cho hơn 1.000 lao động. Để khai thác tiềm năng mặt hồ, tận dụng nguồn thức ăn có sẵn tại địa phương, hỗ trợ người dân sản xuất, UBND tỉnh Hòa Bình đã ban hành chính sách khuyến khích phát triển nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình giai đoạn 2015-2020. Mục tiêu đến năm 2020, số lồng nuôi cá trên vùng hồ Hòa Bình có 3.500 lồng (đến nay đã vượt chỉ tiêu) tương đương 85.000m3, sản lượng nuôi khai thác đạt 5.600 tấn, tạo việc làm cho khoảng 2.800 lao động.

Do không nuôi được, nên giá chạch chấu luôn cao ngất ngưởng: Loại 1-2 lạng/con được bà con bán với giá vài trăm nghìn, loại đạt 1kg thì trên triệu đồng. Chạch chấu bán được giá, nhưng lại rất khó kiếm. “Cả năm em chỉ bắt được vài kg. Chạch chấu sống trong hang hốc sâu dưới lòng hồ nên rất khó bắt. Chưa tới Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 mà khách đã "đặt gạch” hết rồi. Tết chả phải đi chợ bán cá..."- anh Bùi Văn Tuấn, người nuôi cá trên lòng hồ thuộc xã Bình Thanh, TP.Hòa Bình, chia sẻ.

Niềm vui đến với anh Tuấn là trong năm vừa qua, anh đã nuôi thử nghiệm thành công giống cá đắt nhất lòng hồ này. Ở dưới mỗi bè cá, anh đều thả các ống tre đã đục lỗ, đám chạch chấu có nơi ở lý tưởng nên chúng phát triển rất tốt. Với đà này, anh Tuấn sẽ là người đầu tiên của cư dân lòng hồ thuần hóa được chạch chấu, mở ra nhiều cơ hội cho nghề nuôi cá lồng nơi đây.

Anh Tuấn ngăn bè cá của mình ra cả chục ô khác nhau. Chiếc bè bập bềnh sớm chiều lại là nơi mang lại thu nhập chính cho gia đình. Nhìn đám cá trắm đen, cá nheo quẫy ùm ùm trong bè, anh Tuấn vui mừng: “Cá trắm đen bán tết đắt như tôm tươi. Lồng cá cả trăm con này, năm nay cũng mang lại cho em khoản thu nhập kha khá”.

Gia đình Tuấn trước đây làm nương, làm rẫy, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Thủy điện Hòa Bình đã đóng đập từ nhiều năm nay, vậy mà người Mường sống ven hồ chưa ai dám mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng. Biết tin Tuấn vay tiền đóng bè, gia đình lo lắm. Riêng Tuấn lại có suy nghĩ khác, nuôi cá sẽ tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên từ hồ, người nuôi chỉ mất công và ít tiền đầu tư bè. Mỗi năm trôi qua, Tuấn có thêm nhiều kinh nghiệm chăm bẵm đàn cá lồng. 

Cách bè cá của Tuấn một tầm tiếng gọi là cơ ngơi của anh Bùi Văn Linh. Linh cũng nuôi cá cả chục năm nay. Hàng ngày Linh ở lì trên bè bắt cá con cho đám cá nuôi trong lồng ăn. So với các công việc khác, nuôi cá có vất vả hơn, nhưng được cái thu nhập cao. Cá nuôi trên lòng hồ rất dễ bán, có bao nhiêu đều được tư thương mua hết.

Nuôi con đặc sản dễ hái ra tiền

 nuoi con ban tet: ca long dac san song da, xuan nao ban cung chay hinh anh 3

 nuoi con ban tet: ca long dac san song da, xuan nao ban cung chay hinh anh 4

Đứng từ trên cao nhìn xuống, lòng hồ thủy điện Hòa Bình đang có những điểm chấm nhỏ ngày càng lan rộng. Đó là các bè cá của cư dân nơi đây. Sau mỗi năm, số bè cá cứ lan rộng dần. Người dân cũng đã mạnh dạn chuyển sang nuôi cá đặc sản như chiên, lăng, bỗng... có giá trị hơn. Ông Nguyễn Công Chiến là người đầu tiên ở xóm Phúc Sạn (xã Phúc Sạn, huyện Mai Châu) mạnh dạn làm lồng nuôi cá chiên. Mấy năm đầu, ông Chiến chỉ nuôi vài chục con. Sau đó ông nâng dần lượng cá giống lên.  

Có năm ông Chiến nuôi vài nghìn con. Cá chiên nuôi trong lồng nhanh lớn, giá bán lại cao. Nhiều vụ tưởng như ông Chiến thành tỷ phú đến nơi, vậy mà đến giờ việc nuôi cá chiên để lại trong ông nhiều tiếc nuối. “3 năm liên tiếp, cá đạt trọng lượng gần 1kg thì tự nhiên chết nổi trắng lồng. Không cách gì cứu được chúng” - ông Chiến cho hay.

Cá chiên là đặc sản của sông Đà được giới sành ăn săn tìm. Thịt của nó thơm ngon nổi tiếng nên luôn bị săn lùng ráo riết. Lượng cá tự nhiên trên lòng hồ vô cùng khó kiếm, trong khi đó nhu cầu luôn rất lớn. Theo ông Chiến, nuôi cá chiên rất nhàn, giá bán lại cao. Con nào đạt trọng lượng trên 1kg giá luôn trên 400.000 đồng. Nuôi được cá chiên, không bao giờ phải lo đầu ra vì tư thương đến tận bè mua hết.

Gia đình chị Nguyễn Thị Phương cũng đã làm cả chục bè cá lồng trên lòng hồ, trong đó có 2 lồng nuôi cá chiên. Sau nhiều năm tìm tòi, chị Phương cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm khi nuôi loài cá da trơn này. Cá chiên chỉ ăn cá nhỏ và tép sống. Cứ 2 ngày cho cá ăn một lần, nếu cho chúng ăn quá no rất dễ chết. Chúng thích sống ở vùng nước sạch. Giống này không sinh sản được trong môi trường nuôi nhốt. Do vậy, người nuôi cá chiên thường phải sang tận sông Mã (Thanh Hóa) mua cá giống.

Năm nay chị Phương thả khoảng 400 con cá chiên. Sau gần một năm chăm bẵm, giờ nhiều con đã đạt trọng lượng trên 1kg. Nuôi cá chiên giàu nhanh, nhưng phá sản cũng dễ. “Nuôi cá chiên lợi nhuận rất cao, không loại cá nào bằng. Chỉ có điều cá chiên rất dị ứng với sự biến đổi của môi trường nước. Năm ngoái cả cái xóm Phúc Sạn này khóc ròng vì cá chiên chết sạch” - chị Phương chia sẻ.

Qua những lần thất bại, bà con ngư phủ xóm Phúc Sạn đã đúc rút ra được nhiều điều khi nuôi giống cá đặc sản của miền Tây Bắc này. Ai cũng đầu tư một bình sục khí, khi thời tiết biến đổi là phải bật thiết bị sục này lên cung cấp ôxy cho cá.

Tác giả bài viết: Xuân Tuấn

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập367
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm365
  • Hôm nay75,216
  • Tháng hiện tại780,329
  • Tổng lượt truy cập90,843,722
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây