Nơi anh Trường nuôi lợn là thung lũng rộng lớn, 4 bề núi đá tạo vách thành. Đàn lợn rừng được thả tự do trong núi. “Tôi chỉ cho chúng ăn ít cám, chuối và trộn muối vào thức ăn để chúng nhớ đường về. Nuôi kiểu này tiết kiệm được chi phí và công sức, giá bán lại cao”, anh Trường cho biết.
Đàn lợn của anh Trường phát triển tốt, mỗi năm mang lại hàng trăm triệu đồng.
Đàn lợn rừng 40 con, trong đó có 4 con lợn mẹ đều phát triển tốt. Chúng rất khỏe, mỗi ngày đám lợn rừng này đi vài cây số để kiếm ăn. Thức ăn chúng tìm kiếm có sẵn ngoài tự nhiên như cỏ, củ ráy, củ mài… Đám lợn mẹ cũng vậy, chúng tự sinh sản trong rừng. Chúng đẻ rất mắn, một năm 2 lứa, mỗi lứa từ 5-11 con.
Lợn rừng mẹ rất mắn đẻ và khéo nuôi con
Lợn rừng thả rông không lớn nhanh, 1 năm con to đạt trọng lượng từ 40-50kg, con nhỏ 30kg. Bù lại thịt của chúng thơm ngon nên luôn được người tiêu dùng lựa chọn và giá bán thấp nhất là 120.000đ/1kg. Khách tự tìm đến vườn mua lợn. Theo anh Trường, vườn có bao nhiêu con là họ mua cho bằng sạch.
Lợn rừng tự đi kiếm ăn trong rừng.
Lợn rừng thả rông hầu như không bị bệnh, chúng lại sinh sản rất đều. Tuy nhiên, có một điều lưu ý khi nuôi lợn rừng thả rông là khi lợn mẹ sinh sản, người nuôi phải quan sát xem lợn mẹ sinh ở chỗ nào. Tiếp đó cần theo dõi sát sao, nếu có vấn đề gì nguy hiểm tới đám lợn con thì người nuôi mới phải can thiệp.
Anh Trường chia sẻ, nuôi lợn rừng thả rông đầu tư ít mà lại bán được giá cao.
Theo Xuân Tuấn/ Dân Việt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã