Năm 2012, một nông dân nuôi tôm thương phẩm đạt sản lượng trung bình 230 kg/ha (mức thấp so với mức chung của toàn thế giới). Hiện, con số này đã được nâng lên 280 kg/ha, tăng 21%. Vậy đâu là nguyên nhân cho sự thay đổi đáng kinh ngạc này?
Trước tiên, phải kể đến sự hỗ trợ của quỹ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) dành cho Dự án Nuôi trồng thủy sản - Thu nhập và Dinh dưỡng. Đây là Dự án đào tạo nông dân thực hành quản lý tốt trang trại; đồng thời hỗ trợ cách tiếp cận nguồn tôm giống chất lượng cao từ năm 2012.
Sujit Mondol, nuôi tôm thương phẩm tại Bangladesh từ năm 2004 cho biết, trước kia anh tự mày mò cách nuôi tôm nên sản lượng rất thấp. Đây cũng là tình cảnh chung của hầu hết hộ nuôi tôm tại Bangladesh. Do đó, đời sống của người nông dân rất bấp bênh. Nhưng từ khi tham gia dự án đào tạo của WorldFish, cuộc sống của các hộ nuôi tôm đã bước sang trang mới.
Nông dân nuôi tôm tại Khulna như Sujit đều tỏ ra lạc quan khi năm đầu tiên áp dụng thực hành nuôi tôm theo chỉ dẫn của chuyên gia, sản lượng đã tăng gấp đôi. Từ năm 2012, trên 50.000 nông dân nuôi tôm tham gia khóa đào tạo. Kỹ thuật nuôi tôm kiểu mới nhờ đó được truyền bá rộng khắp cả nước. Tôm trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực và là nguồn thu ngoại tệ lớn thứ 3 cho Bangladesh với tổng trị giá lên tới 5 tỷ BDT (gần 191,7 triệu USD) mỗi năm.
Ngư dân thu hoạch tôm ở Bangladesh - Ảnh: Worldfish
Thông qua các khóa đào tạo, nông dân học được cách sử dụng tôm giống chất lượng cao; đồng thời nhận thức được đây chính là chìa khóa để ngăn chặn dịch bệnh. Một trong những mối lo ngại nhất hiện nay là tìm ra cách ứng phó virus gây bệnh đốm trắng (WSS) - đại dịch kinh hoàng có thể phá hủy cả một trại nuôi tôm chỉ trong vài ngày.
Năm 2012, dự án bắt đầu được thực hiện tại 24 trại giống nhằm tạo nguồn cung ổn định mặt hàng tôm giống kháng bệnh WSS cho nông dân. Tôm giống được đánh giá chất lượng bằng kỹ thuật hiện đại - Sinh học phân tử (PRC); được trại giống cấp chứng nhận sạch bệnh WSS trước khi bán cho nông dân. Sujit cho biết, năm đầu tiên, 30 - 40% hộ nuôi tôm sử dụng loại tôm giống này và 95% tôm phát triển khỏe mạnh. Tới nay, 100% nông dân Bangladesh đã sử dụng loại tôm giống này.
Theo các hộ nuôi, loại tôm giống thứ hai cũng khá phổ biến tại Bangladesh từ năm 2014 là tôm giống sạch bệnh (SPF). Đây là tôm giống không nhiễm 9 loại virus, giá cao, nhưng nông dân Bangladesh vẫn quyết đầu tư để vụ nuôi thành công và đạt sản lượng tốt. Tính trung bình, hai loại tôm giống kể trên có chi phí dao động 150 - 600 BDT/1.000 con giống (tương đương 1,9 - 7,6 USD), đắt hơn hẳn tôm giống sản xuất đại trà tại địa phương.
Hầu hết tôm của Bangladesh được xuất khẩu sang châu Âu và Bắc Mỹ. Để chứng minh tôm chất lượng cao và an toàn, dự án này cũng thiết lập một hệ thống truy xuất điện tử thử nghiệm. Trước đó, bất cứ lô hàng nào bị thu giữ tại thị trường quốc tế do nhiễm kháng sinh hoặc hóa chất độc hại, người mua cũng khó thu hồi thông tin chính xác về nước xuất khẩu, vùng xuất khẩu và người nuôi tôm. Nhưng khi dự án xây dựng phần mềm quản lý, mọi thông số về con giống, thức ăn, thuốc, chứng nhận quốc tế trong nuôi tôm đều được ghi chép lại nên nhà nhập khẩu hoàn toàn yên tâm về nguồn gốc sản phẩm.
Như vậy, “cuộc cách mạng” đã mang lại những lợi ích lớn cho toàn ngành tôm Bangladesh. Người nông dân có sản phẩm chất lượng tốt hơn; đất nước tăng thu ngoại tệ từ xuất khẩu; còn người tiêu dùng cũng an tâm hơn khi sử dụng tôm làm thực phẩm.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã