Học tập đạo đức HCM

Phát triển HTX kiểu mới - Bài 1: Giúp nông dân làm giàu

Thứ ba - 16/01/2018 20:37
Với đặc điểm ngành nông nghiệp Việt Nam sản xuất nhỏ lẻ, theo nông hộ, việc tập hợp một lượng hàng hóa lớn khi có đơn hàng lớn là điều không dễ dàng. Chính vì thế, một phương thức tập hợp hàng hóa cùng với lực lượng sản xuất hiệu quả nhất vẫn là các hợp tác xã.
Người tiêu dùng chọn mua sắm tại hệ thống siêu thị Co.op mart (thuộc Liên hiệp HTX TP Hồ Chí Minh). Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN
Theo đánh giá và nhìn nhận của các cấp chính quyền hiện nay, trước xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng, kinh tế hộ gia đình, cá thể không thể tồn tại đơn lẻ. Chỉ khi tập hợp các hộ gia đình sản xuất cá thể này lại với nhau mới tạo được một mối liên kết vững chắc, giúp nông dân giảm thiểu những chi phí không cần thiết, gia tăng giá trị đầu ra cho sản phẩm, tăng thu nhập, làm giàu cho nông dân. 

Tăng năng lực quản lý sản xuất 

Cả nước hiện có hơn 19.000 hợp tác xã, nhưng số lượng hợp tác xã chuyển đổi sang mô hình hợp tác xã kiểu mới theo Luật Hợp tác xã 2012 chưa nhiều. Tuy nhiên, với những hợp tác xã đã thực hiện chuyển đổi, hiệu quả kinh tế mang lại cho các xã viên không nhỏ. Điều này đã được chứng minh trong những năm qua, nhiều hộ sản xuất khi tham gia vào các hợp tác xã đã nâng cao năng lực sản xuất của mình. 

Hợp tác xã kiểu mới chính là chuyển cách tư duy sản xuất từ kiểu cũ sang kiểu mới. Theo đó, nông dân phải nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế hợp tác và hợp tác xã, nhất là trong nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Trong thời gian qua, nhiều nông hộ cũng đã tình nguyện tham gia hợp tác xã và phát triển sản xuất. 

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến cuối năm 2017, doanh thu bình quân mỗi hợp tác xã đạt hơn 3,5 tỷ đồng, lãi bình quân hơn 200 triệu đồng/hợp tác xã, thu nhập bình quân hơn 35 triệu đồng/lao động/năm. Thậm chí, có nhiều liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả, doanh thu trên 10 tỷ đồng/năm như: Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Anh Đào (Lâm Đồng), Hợp tác xã nông nghiệp sản xuất thương mại và dịch vụ Phước An (TP Hồ Chí Minh), Hợp tác xã Thanh Long Tầm Vu (Long An), Hợp tác xã nông nghiệp Evergrowth (Sóc Trăng), Liên hiệp Hợp tác xã tiêu thụ nông sản Việt Nam, Liên hiệp HTX Thương mại thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op)…. 

Theo ông Võ Lợi Dân, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Nông nghiệp Phú An (An Giang), với mỗi thành viên tham gia vào hợp tác xã, sẽ được hợp tác xã cung ứng sản phẩm dịch vụ theo hợp đồng, được phân phối thu nhập theo mức độ sử dụng dịch vụ và hưởng phúc lợi của hợp tác xã… Đồng thời, mỗi tháng ban quản trị đều tập huấn cho các thành viên phương pháp sản xuất cũng như kỹ thuật quản lý nguồn nước, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả, không còn sản xuất theo kinh nghiệm tự có như trước đây. 

Không những vậy, ngoài học tập kỹ thuật canh tác, mỗi hộ cá thể đều được cung cấp thông tin thị trường, tự cập nhật thông tin thị trường để thông báo cho cộng đồng thành viên trong hợp tác xã. Từ đó, mỗi thành viên tự điều tiết sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Đặc biệt, thành viên hợp tác xã đã chuyển việc ghi chép nhật kí sản xuất thành thói quen, giúp quản lý chi phí đầu ra, đầu vào hiệu quả. 

Khi mỗi thành viên đã có cách quản lý sản xuất khoa học, thì việc quản lý giá thành sản phẩm đã trở nên dễ dàng hơn. Họ có thể cân đối số lượng sản xuất khi có thêm thông tin nhu cầu thị trường. 

Giảm giá thành đầu vào
Hợp tác xã kiểu mới với mô hình trồng tiêu sạch tại Bình Phước. Ảnh: Dương Chí Tưởng/TTXVN
Trước xu thế cạnh tranh hiện nay, không chỉ thị trường xuất khẩu mà ngay cả thị trường trong nước cũng cạnh tranh khốc liệt. Với tiêu chuẩn chất lượng tốt, an toàn thực phẩm nhưng giá bán cũng phải hợp lý và có lợi thế đã đặt nhà sản xuất vào vị trí tính toán, cắt giảm từng khoản nhỏ không cần thiết mới có thể thu lợi nhuận cao. 

Tuy nhiên, vừa giảm giá thành sản xuất, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm, năng suất như mong muốn là điều không dễ dàng đối với từng hộ nông dân. Do đó, phải có sự hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc sát sao thì họ mới có thể thực hiện được điều này. 

Ông Nguyễn Ngọc Luân, Giám đốc Hợp tác xã Lâm San (Đồng Nai) cho biết, với phương thức canh tác tăng năng suất, tăng vụ như hiện nay để tăng sản lượng, phục vụ cho xuất khẩu của người dân đã vô tình làm cho dinh dưỡng trong đất cạn kiệt. Nông dân muốn tiếp tục sản xuất phải sử dụng một lượng lớn phân bón và thuốc bảo vệ thực vật mới đảm bảo cho cây phát triển. Cũng chính vì điều này, vô tình người sản xuất làm cho chi phí đầu vào tăng cao, trong khi chất lượng sản phẩm không thay đổi, thậm chí giảm chất lượng, làm giá trị cũng giảm theo. 

Do đó, bằng những kiến thức quản lý sản xuất khoa học, hợp lý, hợp tác xã có thể “kiềm chế” số lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật mà nông dân đang dùng, cũng như định hướng cho họ một cách sản xuất mới, hiệu quả hơn, không chạy theo số lượng, mà phải chú trọng chất lượng như thị trường yêu cầu. Khi mỗi thành viên hợp tác xã nhận ra được yếu tố khoa học trong sản xuất, họ sẽ chủ động hơn trong việc chi tiêu vào sản xuất.

 

 



Ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh cũng từng nhấn mạnh, nông dân muốn thu nhập cao thì phải vào hợp tác xã. Bởi vì từ đây, nông dân được cung ứng vật tư sản xuất với số nhiều thấp hơn so với “đơn độc” mua vật tư với số ít từ các đại lý. 

Hơn nữa, với mỗi hợp tác xã, đều có sự lựa chọn và liên kết cung ứng vật tư chất lượng đảm bảo với doanh nghiệp cung ứng vật tư, tránh tình trạng “mua nhầm”, “bị lừa” vật tư giả, vừa bị mất tiền, mà hiệu quả sản xuất không cao, tránh những thất thoát sản xuất không đáng có. Đây chính là một trong những lợi thế đầu tiên và không hề nhỏ khi tham gia vào hợp tác xã, giúp nông dân tăng sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và quốc tế. 

Một thực tế có thể thấy được, hơn 95% đất đai và lao động nông nghiệp Việt Nam vẫn tự làm thông qua hộ cá thể hoặc hợp tác xã. Từ thực tế so sánh giữa hộ trồng rau của hợp tác xã và hộ trồng rau tự do ở Thành phố Hồ Chí Minh, năng suất rau của hợp tác xã cao hơn chỉ 0,7%, nhưng hộ nông dân bán cho hợp tác xã có uy tín, có thương hiệu nên giá bán cao hơn 10%. Điều quan trọng nhất là thu nhập của hộ nông dân trong hợp tác xã cao hơn tới 35,7% nhờ giảm được các chi phí về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tưới tiêu… 

Qua những kết quả đạt được, có thể thấy hợp tác xã nói chung, nhất là trong sản xuất nông nghiệp đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế nông hộ, một thực tế sản xuất không thể phá bỏ của nền nông nghiệp Việt Nam. 

Tuy nhiên, song song với những thành quả mà các hợp tác xã đạt được, vẫn còn nhiều vướng mắc cần tháo gỡ thì mới phá tan “hòn đá chắn đường” của sự phát triển hợp tác xã nói riêng và kinh tế tập thể nói chung hiện nay. 
 

 

Hồng Nhung (TTXVN)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập416
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm401
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại737,523
  • Tổng lượt truy cập90,800,916
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây