Học tập đạo đức HCM

Phát triển bền vững vùng cây ăn quả có múi

Thứ bảy - 26/11/2016 09:10
Ngày 26/11, tại huyện Lục Ngạn, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Bắc Giang, phối hợp với UBND huyện Lục Ngạn tổ chức hội thảo “Giải pháp phát triển bền vững vùng cây ăn quả có múi tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang".
uyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang được thiên nhiên ưu đãi, với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng đặc trưng, hình thành nên vùng cây ăn quả tập trung lớn nhất miền Bắc, với diện tích trên 26 nghìn ha; trong đó, vải thiều có hơn 16.000 ha, cam Lục Ngạn hơn 2.300 ha, bưởi có gần 1.300 ha, táo 120 ha. Sản lượng cây có múi hàng năm khoảng gần 30.000 tấn. Thu nhập từ trồng cây ăn quả đạt hơn 3.000 tỷ đồng. 

Tại hội thảo, các đại biểu đều khẳng định, sản phẩm cây có múi là cây trồng khá mới ở Lục Ngạn, năng suất và chất lượng thơm ngon, không thua kém các sản phẩm khác và được người tiêu dùng ưa chuộng. 

Thu hoạch vải thiều tại hộ nông dân Nguyễn Văn Quân, xã Thanh Hải. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN


Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thành Đồng, Chủ tịch UBND xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), hiện nay mô hình trồng cây ăn quả có múi ở xã nói riêng và huyện Lục Ngạn nói chung, còn mang tính tự phát, phân tán nhỏ lẻ, manh mún, khả năng đầu tư thâm canh của các mô hình chưa cao, việc ứng dụng các kỹ thuật mới còn hạn chế, các mô hình phát triển theo phong trào nên tiềm ẩn nhiều yếu tố kém bền vững. 

Về vấn đề sâu bệnh trên cây có múi, ông Nguyễn Duy Tuấn, Giám đốc Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả huyện Lục Ngạn, cho biết, các loại cây có múi thường nhiều sâu bệnh, đặc biệt là bệnh Greening, hay còn gọi là gân xanh lá. Nếu không phòng bệnh tốt có khi phải xóa sổ cả vùng cây trồng, bởi đây là loại bệnh chưa có thuốc chữa, nên công tác phòng bệnh là chủ yếu. Vì thế, tất cả các hộ trồng cây có múi đều phải thận trọng, phòng ngừa bệnh cho cây thì mới hiệu quả. Trong quá trình sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, tất cả các hộ trồng cây có múi cần đồng loạt làm thì mới có kết quả. 

Ông Đàm Quang Thắng, Giám đốc, Công ty TNHH Agrecare Việt Nam cho rằng, để phát triển bền vững vùng cây ăn quả có múi ở huyện Lục Ngạn cần quy hoạch vùng phát triển cây ăn quả, định hướng sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường; quan tâm đảm bảo chất lượng và an toàn của trái cây; ứng dụng khoa học công nghệ một cách có hiệu quả vào sản xuất và bảo quản sau thu hoạch. 

Bên cạnh việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm; gắn kết doanh nghiệp vào các khâu; nâng cao vai trò của hợp tác xã, Lục Ngạn cần quản lý tốt giống cây ăn quả; tăng cường thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất giống, tiến hành bình tuyển giống cây ăn quả trên địa bàn, đồng thời quan tâm xử lý tốt vấn đề môi trường. 
Theo: Đồng Thúy (TTXVN)
 Tags: huyện lục

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập345
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại813,738
  • Tổng lượt truy cập90,877,131
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây