Học tập đạo đức HCM

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao - Bài 2: "Đòn bẩy" cho sản xuất, kinh doanh

Thứ bảy - 01/09/2018 12:19
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đã được nhiều địa phương triển khai nhưng chỉ mới tập trung ở một số vùng và chú trọng vào một số sản phẩm.

Nhiều nhà kinh tế cho rằng, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa được thực hiện đồng bộ vì còn nhiều trở lực về chính sách, làm cho sản xuất nông nghiệp chưa đồng bộ, khoa học công nghệ chưa phát huy hết vai trò là động lực, đòn bẩy cho sản xuất và kinh doanh. 

*Nhiều thủ tục rườm rà 

Tính đến tháng 6/2018, cả nước có khoảng 49.600 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, chiếm 8% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên nước. Các doanh nghiệp này đã tạo ra hơn 4,5 triệu việc làm cho người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Trong những doanh nghiệp này, chỉ có 7.600 doanh nghiệp chế biến, chế tạo các sản phẩm nông nâm thủy sản gấp 9 lần số doanh nghiệp trực tiếp sản xuất. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh, mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông sản an toàn là hướng đi quan trọng của ngành nông nghiệp Việt Nam, mang lại giá trị cao và nâng cao thu nhập cho người nông dân. Tuy nhiên, những thành tựu này vẫn chưa xứng với tiềm năng và lợi thế hiện có của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. 
 

Vườn rau công nghệ ở Đà Lạt. Ảnh: Nguyễn Dũng/TTXVN

Tại hội nghị toàn quốc thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tháng 7/2018, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, mặc dù có nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư vào và nhiều doanh nghiệp khác đang được khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nhưng hiện nay các thủ tục chính sách tồn đọng đang ngăn trở sự phát huy của doanh nghiệp.

Ước tính, có đến 500 thủ tục hành chính về chính sách đất đai, huy động vốn đầu tư và các thủ tục khác cần phải rà soát lại để cắt giảm hoặc sửa chửa, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu hiện nay. 

Qua rà soát có khoảng 16 bước với hàng chục văn bản đăng ký và triển khai các dự án ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, dẫn đến việc triển khai các dự án thường chậm.

Một số quy định về điều kiện kinh doanh, cấp giấy phép còn gây cản trở, chưa khuyến khích doanh nghiệp mở rộng đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là đối với các sản phẩm ứng dụng công nghệ cao. Ngoài ra, doanh nghiệp còn gánh nặng thanh tra, kiểm tra, có doanh nghiệp phản ánh trong vòng 20 ngày phải tiếp tới 7 đoàn thanh tra, kiểm tra 

Ông Dũng đề xuất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần cắt giảm hơn 50% điều kiện đầu tư vào nông nghiệp. Đây là giải pháp quan trọng giúp thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.

Mặc dù đã có chính sách hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp song chưa hợp lý, mỗi nơi mỗi khác. Bên cạnh đó, các thủ tục kiểm tra chuyên ngành chồng chéo, một mặt hàng nhiều lần thực hiện kiểm tra, chính sách tiền kiểm cũng đang gây trở ngại, khó khăn cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. 

"Việc chồng chéo thể hiện khá rõ khi doanh nghiệp trực tiếp đăng ký thủ tục đầu tư vùng nguyên liệu có ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Đó là, đối với những doanh nghiệp có văn phòng và vùng nguyên liệu ở nhiều nơi khác nhau sẽ gặp khó khăn trong việc hoàn tất thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất, hoặc xin giấy phép sản xuất, các hóa đơn chứng từ cần hoàn tất để nhanh chóng giao hàng cho khách hàng nước ngoài.

Các địa phương chưa có sự phối hợp đồng bộ trong phê duyệt giấy phép cho cùng một doanh nghiệp.", ông Ưng Thế Lãm, Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn xuất nhập khẩu và xúc tiến thương mại Toàn Cầu cho biết. 

*Nội lực chưa đủ 

Nhiều ý kiến cho rằng, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đang diễn ra khắp nơi, nhưng không đồng đều và không đủ mạnh. Bởi, nhiều lý do khách quan nội tại của chính ngành nông nghiệp và nông dân Việt Nam.

Bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) nhận xét, có những doanh nghiệp, hợp tác xã và cả nông dân ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đạt những thành quả quan trọng, nhưng cuối cùng cũng chỉ dừng lại ở một công đoạn nào đó trong chuỗi giá trị. 

Đối tượng đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao hiện nay là những doanh nghiệp giàu, có vốn lớn, đang đầu tư vào lĩnh vực ngoài nông nghiệp, nhưng chuyển một nhánh đầu tư mới là nông nghiệp công nghệ cao. Đối tượng còn lại là các bạn trẻ khởi nghiệp.

Trong khi giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao lại liên quan đến cả chuỗi, bao gồm hoạt động quy hoạch, đầu tư giống, vùng nguyên liệu đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ. 

GS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ chia sẻ, cả nước hiện có 14 dự án nông nghiệp công nghệ cao trên diện tích sản xuất 5.000 ha. Đây là con số còn quá khiêm tốn so với tổng diện tích trồng trọt của cả nước là hơn 4 triệu ha. Hơn nữa, cũng chỉ mới có một bộ phận nông dân chịu tìm hiểu và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

Đa số những nông dân còn lại chưa hiểu nhiều về nông nghiệp công nghệ cao. Dù họ hiểu người tiêu dùng yêu cầu cao về an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng vẫn giữ tập quán sản xuất cũ, khó thay đổi. Bởi, sản phẩm làm ra chỉ một phần được lựa chọn mua giá cao, số còn lại được thu mua với giá ngang với sản xuất truyền thống nên họ không thấy cần thiết để đầu tư công nghệ. 

Đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư vùng nguyên liệu sản xuất có ứng dụng công nghệ cao. Nhưng qua thời gian 1 đến 2 năm, hầu như những công nghệ và kỹ thuật này không được duy trì. Những người sản xuất không được đào tạo phương pháp kinh doanh hiệu quả, công với tập quán sản xuất không chú trọng uy tín đã phá vỡ hợp đồng thu mua sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao. 

Ông Ưng Thế Lãm nhận xét, trở lực lớn nhất của nông dân khi họ ứng dụng công nghệ vào sản xuất là ý thức sản xuất và tinh thần kinh doanh có trách nhiệm. Chỉ cần có vốn, chịu học hỏi là có thể đầu tư và ứng dụng công nghệ cao vào mọi lĩnh vực. Nhưng nếu ý thức không thay đổi, tập quán sản xuất và không xây dựng chữ tín sản xuất thì họ sẽ tự tạo lực cản lớn nhất trong phát triển. :


Để có thể thúc đẩy một nền nông nghiệp sẵn sàng ứng dụng công nghệ cao, làm gia tăng giá trị sản phẩm và gia tăng thu nhập cho người sản xuất, chính người sản xuất phải biết gỡ bỏ những cản trở hiện tồn tại bên trong tập quán sản xuất. 

Theo Bnews

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập440
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại798,633
  • Tổng lượt truy cập90,862,026
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây