Phát triển vùng chuyên canh dừa thích ứng biến đổi khí hậu. Ảnh minh hoạ: TTXVN
Theo ông Trần Văn Hòa, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Gạo, Tiền Giang năm 2018, địa phương dự kiến mở rộng diện tích vùng chuyên canh dừa lên 6.250 ha, tăng khoảng 1.000 ha so với kế hoạch năm 2017. Sản lượng cả năm khoảng 44.000 tấn quả dừa cung ứng tiêu dùng và chế biến xuất khẩu.
Ông Trần Văn Hòa cho biết, dừa dễ trồng, khả năng chịu hạn và chịu mặn cao nên thích hợp trồng tại địa phương đặc biệt là những địa bàn khó khăn, thường xuyên thiếu nước tưới tiêu. Đồng thời, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mặt khác, dừa cũng là cây trồng truyền thống ở nhiều khu vực ven sông Tiền chịu ảnh hưởng xâm nhập mặn tại huyện như: Xuân Đông, Hòa Định, An Thạnh Thủy…
Ở Chợ Gạo, nông dân trồng nhiều giống dừa khác nhau, từ những giống dừa bản địa trái to, sai quả chuyên cung ứng cho ngành công nghiệp chế biến dừa phục vụ xuất khẩu đến những giống dừa chuyên để uống nước đang được thị trường nước giải khát rất ưa chuộng bởi nước ngọt thanh tao và nhiều giá trị dinh dưỡng như: dừa xiêm, dừa Tam Quan,…
Gần đây, nhiều hộ dân còn phát triển diện tích chuyên canh dừa xiêm đỏ (còn gọi là dừa Mã Lai), một giống dừa uống nước mới năng suất rất cao, giá trị kinh tế lớn.
Ông Nguyễn Văn Chơn, nông dân tại xã Trung Hòa, huyện Chợ Gạo cho biết, ông có 1,2 ha đất chuyên canh giống dừa xiêm đỏ. Dừa xiêm đỏ trồng sau 2,5 năm đã cho trái bói và những năm về sau, dừa càng to thì năng suất càng cao.
Dừa cho thu hoạch 16 đợt/ năm, mỗi đợt ông thu hoạch được 3.600 quả dừa. Lúc cao điểm, giá bán gần 10.000 đ/quả còn lúc thấp nhất trong năm cũng bán được 5.000 đ/ quả dừa. Trung bình mỗi năm, gia đình ông thu lãi ròng trên 200 triệu đồng từ 1,2 ha vườn dừa xiêm đỏ.
Theo ông Trần Văn Hòa, dừa hiện là một trong những cây mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Chợ Gạo. Để phát huy tiềm năng cây trồng đáp ứng mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu, Chợ Gạo coi trọng việc khuyến khích nông dân mở rộng diện tích vườn chuyên canh, tuyển chọn giống tốt cho năng suất cao và phẩm chất cao, nhân rộng những mô hình thâm canh dừa hiệu quả trong đó chú trọng hai loại dừa chủ lực: dừa lấy dầu và dừa lấy nước giải khát.
Ngoài ra, còn khai thác hệ sinh thái vườn dừa theo hướng kết hợp VAC, VA hoặc mô hình kinh tế trang trại giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động nông thôn vừa tăn thêm nguồn nông sản hàng hóa có giá trị cao./.
Theo Minh Trí/TTXVN
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã