Học tập đạo đức HCM

Philippines thay đổi diện mạo ngành thủy sản

Chủ nhật - 06/03/2016 06:08
Ngành thủy sản được Chính phủ Philippines chú trọng đầu tư dài hạn nhằm nâng cao thu nhập của cư dân nghèo ven biển, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và dần tạo vị thế vững chắc cho sản phẩm thủy sản trên thị trường quốc tế.

Gần đây, Chính phủ Philippines đã thực hiện chương trình đầu tư trọng điểm phát triển ngành nông nghiệp và thủy sản. Đây là chương trình hỗ trợ các cộng đồng ngư dân chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá, đặc biệt ưu tiên các hộ dân bị ảnh hưởng bởi trận bão Haiyan năm 2013.

Nguồn tài chính hỗ trợ lên tới 500 triệu USD vay Ngân hàng Thế giới và các tổ chức tín dụng quốc tế khác. Một phần khoản vay sử dụng mua tàu thuyền, lưới và nhiều ngư cụ khác cho ngư dân. Ngoài ra, Chính phủ nước này cũng đang gây quỹ xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển nghề cá và ngành nông nghiệp gồm các cảng cá và hệ thống đường xá tạo điều kiện vận chuyển hàng hóa thuận lợi khắp cả nước.

 

Trung tâm cảng cá

Đây được coi là ưu tiên số một trong dự án phát triển nghề cá của Philippines. Theo Cơ quan Nguồn lực thủy hải sản và Nông nghiệp Philippines (BFAR), Chính phủ đang kế hoạch xây dựng 252 trung tâm cảng cá ở những vùng trọng điểm trên toàn quốc nhằm cải thiện các điều kiện kinh tế ở những cộng đồng ngư dân thu nhập thấp. Một số cảng đang được tiến hành xây dựng tại Tanza, Cavite. Theo Thư ký Bộ Nông nghiệp Philippines, Proceso Alcala, trung tâm cảng cá mới sẽ giảm thiểu thiệt hại sau thu hoạch từ 25% xuống 18% nhờ sử dụng các thiết bị hiện đại hơn trong khâu bảo quản, thu mua và bán cá.

Chi phí xây dựng cảng cá mới ước tính 62.000 USD/cảng. Mỗi cảng cá được lắp đặt thiết bị hỗ trợ sau thu hoạch cùng hệ thống bảo quản sản phẩm trong điều kiện tốt. Nhờ đó, ngư dân bán được cá với giá cao hơn; còn người tiêu dùng cũng được hưởng lợi khi có cơ hội tiếp cận những sản phẩm an toàn và chất lượng.

Philippines thay đổi diện mạo ngành thủy sản

Thủy sản là mặt hàng được ưa chuộng tại Philippines - Ảnh: Worldfishing

Ngoài chức năng chính kể trên, các trung tâm cảng cá mới sẽ được BFRA sử dụng làm trung tâm đào tạo kỹ năng khai thác cá và nhiều mục đích khác như quản lý sản lượng khai thác và đánh giá nguồn lợi thủy hải sản. Khi hoàn tất xây dựng, cảng cá mới do các cơ quan nhà nước tại địa phương quản lý và điều hành, sau một thời gian sẽ chuyển sang các Hợp tác xã của ngư dân tiếp nhận. 

 

Thu thập thông tin

Để quản lý tốt nghề cá, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin để theo dõi, giám sát là việc cần thiết. Chính phủ đang lên kế hoạch hỗ trợ cộng đồng ngư dân khai thác cá quy mô nhỏ thu thập thông tin về số lượng ngư dân, tàu thuyền, thiết bị khai thác... phục vụ công tác theo dõi, giám sát để có sự hỗ trợ kịp thời khi cần thiết.

Để thu thập thông tin hiệu quả, BFAR dùng ứng dụng điện thoại thông minh kết nối với các tổng đài điện thoại di động Philippines, các cơ quan quản lý Hệ thống thông tin liên lạc để theo dõi nhanh nhất các chương trình quốc gia, theo dõi đăng ký tàu cá và thiết bị khai thác… Các phòng quản lý nông nghiệp và thủy sản của mỗi địa phương cũng được cung cấp thiết bị bảng theo dõi thông minh để truy cập vào ứng dụng và cập nhật số liệu.

Nhằm tạo động lực khuyến khích mỗi địa phương thu gom và xử lý dữ liệu nhanh nhất, chính quyền địa phương đã hỗ trợ 2 triệu PNP cho 100 địa phương đầu tiên trên cả nước để hoàn tất báo cáo dữ liệu về hoạt động khai thác thủy sản tại địa phương đó.

 

Ngăn chặn nạn khai thác trái phép

EU là thị trường tiêu thụ thủy sản quan trọng nhất của Philippines, tuy nhiên, thị trường này đặc biệt coi trọng xuất xứ và kiên quyết tẩy chay hàng thủy sản khai thác trái phép (IUU). Tháng 6/2014, EU đã gia hạn 6 tháng cho Philippines giải quyết dứt điểm nạn IUU trước khi ban hành lệnh cấm vận thương mại. Do đó, Chính phủ nước này cũng đang tích cực đấu tranh chống IUU nhằm bảo vệ quyền lợi của các hộ ngư dân khai thác quy mô nhỏ và mang lại cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế cho các hãng xuất khẩu thủy sản hợp pháp của Philippines.

Theo đánh giá của nhiều thị trường nhập khẩu, đặc biệt là EU, tương lai ngành thủy sản Philippines khá sán lạn khi chính phủ nước này nỗ lực giải quyết vấn nạn IUU bằng cách sử dụng hệ thống luật thủy sản mới. Cũng theo BFAR, Philippines đã tăng cường các chương trình tập huấn công tác phòng chống nạn IUU từ tháng 10/2014 vì Philippines là một bán đảo lớn với 7.107 hòn đảo nhỏ nên công tác phòng chống IUU đối mặt không ít thách thức.

Hầu hết những vụ khai thác trái phép ở Philippines xảy ra tại các tàu khai thác cá thương mại quy mô lớn trong bán kính 15 km từ đường bờ biển. Ngoài ra, nhiều ngư dân địa phương vẫn sử dụng phương pháp đánh cá trái phép như chất cyanide và thuốc nổ, tận diệt rặng san hô và hệ sinh thái xung quanh. Bởi vậy, công tác tuyên truyền, hướng nghiệp cho ngư dân được chính phủ đặc biệt quan tâm.

Chương trình chống IUU của Philippines gần đây đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Ủy ban châu Âu (EC). EC kỳ vọng Philippines sẽ cố gắng duy trì thành tích đó để bảo vệ thị trường xuất khẩu; đồng nghĩa tạo nhiều việc làm cho hàng nghìn lao động trong ngành khai thác và chế biến thủy sản. Tạo ấn tượng tốt với thị trường EU là bước đệm để thủy sản Philippines đẩy mạnh xuất khẩu và tạo chỗ đứng vững chắc tại thị trường này. Cùng đó, tạo điều kiện tốt để nhiều mặt hàng khác xuất sang EU được hưởng ưu đãi thuế quan (GSP+).

>> Thủy sản giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Philippines, tạo khoảng 1,6 triệu việc làm. 16.500 ngư dân đang làm việc trên các tàu cá công nghiệp hoạt động tại Philippines và nhiều vùng biển Thái Bình Dương để khai thác cá ngừ và nhiều loài khác. Theo số liệu mới nhất, tổng sản lượng thủy sản năm 2013 gồm cả tảo biển đạt 4,7 triệu tấn, trị giá 244,6 tỷ PNP.

Tuấn Minh
Theo Worldfishing
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập170
  • Hôm nay22,019
  • Tháng hiện tại928,121
  • Tổng lượt truy cập90,991,514
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây