Học tập đạo đức HCM

Xã đảo chuyển mình

Chủ nhật - 06/03/2016 05:06
Theo ông Tăng Hồng Phước, Chủ tịch UBND xã Tiên Hải (thị xã Hà Tiên, Kiên Giang), dù có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch nhưng hiện quần đảo Hải Tặc chưa có điểm nhấn du lịch để khai thác. Năm 2015, chỉ có 30.000 lượt du khách đến tham quan đảo, mang lại nguồn thu gần 8 tỷ đồng.

 

Những du khách đến tham quan bắt nguồn từ sự hiếu kỳ về cái tên Hải Tặc. Và rồi, họ ra về với sự lưu luyến và ấn tượng đẹp về những bãi cát trắng, nước biển xanh cùng với nhiều truyền thuyết về những băng cướp biển gắn liền với lịch sử vùng đất này. 

Đường dây 22 kV cấp điện quốc gia cho xã đảo Hòn Tre - Trung tâm hành chính huyện Kiên Hải (Kiên Giang). Ảnh: Lê Huy Hải - TTXVN

Nằm cách thị xã Hà Tiên khoảng 30 km, quần đảo Hải Tặc được ví như nàng công chúa ngủ trong rừng đang chờ chàng hoàng tử đánh thức, với 16 hòn đảo lớn nhỏ, được người dân gọi bằng những cái tên độc đáo, như hòn Kèo Ngựa, Kiến Vàng, hòn Tre Lớn, Tre Vinh, hòn Ruồi, hòn Ụ, hòn Giang, hòn Đước, hòn Đồi Mồi… 

Trong đó, hòn Tre Lớn còn gọi là Hòn Đốc là trung tâm của xã đảo Tiên Hải - nơi tập trung dân cư sinh sống. Cũng như người dân ở các vùng biển khác, người dân nơi đây đã bao đời sinh sống bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Cả xã đảo hiện nay có hơn 70 hộ dân làm nghề nuôi cá lồng bè, với trên 200 lồng, chủ yếu là các loại hải sản có giá trị kinh tế cao, như cá bống mú, cá bớp, cá chẻm, còn lại làm nghề đánh bắt hải sản, dịch vụ. 

Ông Hồng Xuân Thanh, ngụ ấp Hòn Tre, xã Tiên Hải, ngư dân sinh ra và lớn lên trên xã đảo cũng là người thành công mô hình nuôi cá lồng bè hơn 10 năm nay cho biết, do nằm khuất trong vịnh Hà Tiên - Rạch Giá và vịnh Thái Lan nên vùng biển này ít bị bão, nước trong xanh, không bị ô nhiễm nên rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản. 
Có lẽ vì vậy mà đời sống người dân nơi đây dần khá lên cùng với những bè cá trên biển. Đến cuối năm 2015, người dân Tiên Hải có mức thu nhập bình quân đầu người là 47 triệu đồng/năm. Gia đình của ông Thanh, với 12 bè cá nuôi có thu nhập từ 500 - 600 triệu đồng/năm. 

Không chỉ biết làm giàu từ biển, những năm gần đây, ngư dân vốn quen với sóng gió, biển khơi trên đảo Hải Tặc bắt đầu làm quen với nghề mới - nghề làm du lịch, kể từ khi quần đảo này biết đến như một điểm khám phá mới trên bản đồ du lịch của Việt Nam. 

Nhiều người dân nơi đây cho biết, ngoài việc ra khơi, người dân chẳng biết làm du lịch ra sao, nhưng khi khách du lịch đến đảo thì xem như người thân đi xa mới về, không có chỗ ngủ thì cho họ ngủ nhờ; muốn tham quan bè cá, đi tàu thuyền quanh đảo lặn mò cua, bắt ốc thì đưa đi, như thế mà du khách họ thích. Vậy là người này về nói lại người kia nên ngày càng ngày đông du khách tìm đến. Nhờ vậy mà hòn đảo xa xôi ngày nào nay đã nhộn nhịp hẳn lên, người dân trên đảo có thêm nhiều việc làm có thêm thu nhập. 

Anh Nguyễn Thanh Sang, du khách đến từ tỉnh Vĩnh Long cho biết, đây là đầu tiên đến với xã đảo này. Trước khi ra đây chỉ biết ở đảo này còn hoang sơ và tìm hiểu về tên gọi độc đáo Hải Tặc nên tò mò muốn đi để biết, tìm hiểu thêm. Ra đây, mọi thứ còn thích thú hơn nhiều, khi được hòa mình xuống biển mò bắt cá, ốc; đêm về được ngủ trong nhưng túp lều lá hoang sơ. 

Tại đây, thường xuyên có những du khách một mình hoặc theo nhóm khám phá nét đẹp hoang sơ của quần đảo này. Cũng vì vậy, mới đây, UBND tỉnh Kiên Giang đã chấp thuận cho nhà đầu tư thuê một số hòn đảo của quần đảo Hải Tặc để phát triển các khu du lịch sinh thái biển, đảo, khu nghỉ dưỡng, thể thao biển và các dịch vụ giải trí. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng cũng được đầu tư trên đảo, như đường quanh đảo, hệ thống nước sạch, hỗ trợ vốn vay cho người dân xây dựng cơ sở lưu trú nhằm tạo đà cho Tiên Hải phát triển du lịch. 

Ông Tăng Hồng Phước, Chủ tịch UBND xã Tiên Hải cho biết, theo mục tiêu của thị xã Hà Tiên, xã đảo Tiên Hải là xã cuối cùng thực hiện xây dựng nông thôn mới vào năm 2018. Hiện nay, xã đang tập trung thực hiện, khả năng năm 2017, điện lưới quốc gia sẽ được kéo ra đảo. Nếu thực hiện theo đúng kế hoạch đầu tư phát triển của trên thì Tiên Hải sẽ đạt các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới đúng lộ trình. 

Tiên Hải chào đón năm mới 2016, bằng những công trình mới sẽ được triển khai xây dựng, như trung tâm hành chính xã, chợ, khu dân cư tập trung, bến tàu, khu du lịch sinh thái, nhà máy xử lý rác và cùng với các xã đảo khác trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, năm 2017, Tiên Hải sẽ hòa vào điện lưới quốc gia, đánh thức tiềm năng, vẻ đẹp của quần đảo Hải Tặc này. 

Trong tương lai không xa, du lịch tại quần đảo Hải Tặc sẽ phát triển mạnh mẽ để chào đón những du khách gần xa đến khám phá thưởng ngoạn những cảnh đẹp vốn còn hoang sơ.
Theo Baotintuc.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập475
  • Hôm nay39,094
  • Tháng hiện tại744,207
  • Tổng lượt truy cập90,807,600
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây