Học tập đạo đức HCM

Phong trào Nông dân SXKD giỏi- dấu ấn trên những cánh đồng

Thứ năm - 13/11/2014 21:49

 

Nông dân tích cực tham gia sản xuất ảnh: minh họa

 

(Website Hội NDVN)- Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo và vươn làm giàu chính đáng là một phong trào lớn do Hội NDVN phát động, được đông đảo nông dân hưởng ứng, tham gia. Phong trào góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của các địa phương đồng thời giúp nông dân nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo.

 

Qua 3 năm triển khai, các cấp Hội Bình Dương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nông dân tham gia đăng ký sản xuất kinh doanh giỏi. Kết quả có 105.661 lượt hộ hội viên đăng ký tham gia thực hiện phong trào. Qua bình xét có 66.226 lượt hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp (đạt 62,6% so với tổng số hộ đăng ký).

 

  

Trong đó, cấp cơ sở đạt 50.414 hộ; cấp huyện, thị, thành phố có 12.319 lượt hộ… Toàn tỉnh phát triển trên 1.056 trang trại với tổng diện tích đất sản xuất trên 11.423 ha; xây dựng được 24 hợp tác xã, 254 tổ hợp tác nông nghiệp. Phong trào đã giúp cho 2.676 hộ hội viên thoát nghèo, góp phần hạ tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh xuống còn 0,69% tính đến cuối năm 2013 theo tiêu chí của tỉnh.

  

Qua phát động phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đến nay toàn tỉnh Hậu Giang có 44.877 hộ nông dân đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đạt 32,4% so với hộ nông dân trong tỉnh. Các cấp hội đã chỉ đạo các chi hội giúp 1-3 hộ thoát nghèo/năm, đến nay, đã có 7.495 hộ thoát nghèo, góp phần đưa tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm xuống 11,58% năm 2013.

 

 Năm 2014, Vĩnh Long có trên 82.400 hộ nông dân đạt sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, trong đó hơn 4.900 hộ đạt cấp Trung ương và trên 10.800 hộ đạt cấp tỉnh.Phong trào đã góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, giúp nông dân khai thác có hiệu quả kinh tế ngày càng cao. Từ phong trào đã xuất hiện nhiều mô hình có quy mô sản xuất lớn, có vốn kinh doanh cao và tạo việc làm thường xuyên cho lao động tại địa phương.

  

Không chỉ tập trung phát triển kinh tế, nông dân Vĩnh Long còn quan tâm đến công tác tương trợ, giúp đỡ hội viên có hoàn cảnh khó khăn. Phong trào hộ khá giúp hộ nghèo đã hỗ trợ cho gần 1.700 hộ nông dân với số tiền 1,4 tỷ đồng, trên 1 triệu cây con giống các loại và gần 100.000 ngày công lao động. Phong trào có những tác động tích cực đến việc xây dựng nông thôn mới, nhất là ủng hộ hiến đất làm đường giao thông với trên 170.000 m2 đất và hơn 2.000 ngày công lao động, góp phần giúp địa phương hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

  

Qua phong trào, đã xuất hiện nhiều mô hình nông dân dám nghĩ, dám làm, tiêu biểu như hộ chị Đặng Thị Dịu, ở khu 7, phường Hải Hòa, thành phố Móng Cái, Quảng Ninh đang là chủ trang trại nuôi tôm thẻ rộng 50ha. Hay gia đình ông Phạm Văn Tân ở tổ 2, khu 6, phường Mông Dương, TP. Cẩm Phả là chủ của gia trại 59ha với mô hình trồng keo, cây ăn quả và hoa màu, kết hợp ao nuôi tôm… mỗi năm đem về doanh thu gần 2,6 tỷ đồng.

  

Hiện nay, toàn tỉnh đã có trên 57 nghìn hộ nông dân đạt tiêu chuẩn hộ sản xuất kinh doanh giỏi với thu nhập trên 50 triệu đồng mỗi năm; đặc biệt có khoảng 100 hộ nông dân có thu nhập đạt trên 500 triệu đồng/năm. Nổi bật, đã có 5 hộ tiêu biểu được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen.

 

Qua 3 năm (2012 - 2014) phát động phong trào, toàn tỉnh Bạc Liêu có 42.550 hộ đạt tiêu chuẩn nông dân SX-KD giỏi các cấp. Trong đó, có 247 hộ nông dân SX-KD giỏi cấp Trung ương; 4.990 hộ nông dân SX-KD giỏi cấp tỉnh; hơn 12.700 hộ nông dân SX-KD giỏi cấp huyện, thành phố; và 24.554 hộ nông dân SX-KD giỏi cấp cơ sở.

 

Từ phong trào này đã xuất hiện nhiều nông dân sản xuất các mô hình mới đạt hiệu quả kinh tế cao, như mô hình sản xuất lúa giống chất lượng cao, nuôi tôm quảng canh cải tiến theo phương pháp an toàn sinh học, tôm - lúa - cá, tôm - cua - cá, VAC kết hợp…

 

Đơn cử như gia đình ông Phú Văn Trực (xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình), với diện tích 4,5ha, mỗi năm ông Trực làm 3 vụ lúa, năng suất 7 tấn/ha/vụ, lợi nhuận trên 300 triệu đồng/năm. Hay mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến theo phương pháp an toàn sinh học của ông Nguyễn Văn Đẹp (xã Hưng Thành, huyện Vĩnh Lợi). Với diện tích 8.000m2, mật độ thả tôm 3 con/m2, sau 5 tháng nuôi, ông Đẹp thu hoạch 1,3 tấn tôm, lãi 270 triệu đồng…

 

Nhiều mô hình kinh tế tập thể, mô hình điểm có hiệu quả kinh tế cao ở Vĩnh Long. Cụ thể như mô hình cánh đồng mẫu năng suất cao của nông dân Nguyễn Minh Luân, ấp Mước sát, xã Trung Hiệp; Tổ hợp tác chuyên trồng màu ở xã Lục Sĩ Thành, Vĩnh Xuân huyện Trà Ôn; Hợp tác xã Minh Tân, xã Quới Thiện, huyện Vũng Liêm,...cùng hàng nghìn hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi với thu nhập từ 100 triệu đồng/hộ/năm trở lên

 

Với sự chung sức, đồng lòng của các cấp Hội tỉnh Ninh Bình, phong trào phát triển mạnh mẽ, xuất hiện ngày càng nhiều hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi. Số hộ có thu nhập từ 300 triệu đồng đến 500 triệu đồng là 125 hộ, từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng là 35 hộ và 25 hộ có thu nhập từ 1 tỷ đồng trở lên.

 

Nhiều hộ nông dân có hoàn cảnh khó khăn được các cấp hội giúp đỡ đã vươn lên trở thành những hộ nông dân điển hình, tiên tiến. Tiêu biểu là hộ anh Phạm Văn Vang, chủ cơ sở sản xuất gốm sứ mỹ nghệ ở xã Yên Thành, huyện Yên Mô, được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam trao tặng Giải thưởng Sao Thần nông; hộ ông Đỗ Văn Trường ở phường Tân Bình, thị xã Tam Điệp được vinh danh nông dân Việt Nam xuất sắc... Đến nay, toàn tỉnh có 57.522 hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.

 

Không những làm giàu cho bản thân, các chủ trang trại, doanh nghiệp nông dân, các hộ sản xuất, kinh doanh giỏi còn giúp vốn, kỹ thuật, việc làm và kinh nghiệm để nông dân nghèo vươn lên trong sản xuất, kinh doanh. Từ năm 2009 đến 2013, thông qua tổ chức Hội Nông dân, hội viên, nông dân trong tỉnh đã tự nguyện giúp nhau 17,9 tỷ đồng, 216.735 ngày công và hàng chục vạn con giống; ủng hộ 897,2 triệu đồng và 13.924 ngày công xoá nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ chính sách.

 

Có thể thấy , phong trào nông dân sản xuất và kinh doanh giỏi đã và đang góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước, tạo ra các vùng sản xuất quy mô lớn, tập trung theo hướng bền vững, thay đổi đời sống của bà con nông dân.

Theo hoinongdan.org.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập231
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại718,348
  • Tổng lượt truy cập90,781,741
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây