Học tập đạo đức HCM

Sóc Sơn phát triển đô thị vệ tinh kết hợp du lịch

Thứ năm - 20/09/2018 21:16
Đó là chỉ đạo của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng trong buổi kiểm tra thực tế và làm việc với lãnh đạo UBND huyện Sóc Sơn tại địa phương này ngày 11.9.

Xây dựng 32 vùng sản xuất chuyên canh

Ông Phạm Xuân Phương - Bí thư Huyện ủy Sóc Sơn cho biết, kết thúc quý III.2018, huyện Sóc Sơn đã có 18/25 xã đạt chuẩn NTM. Đối với tiêu chí huyện NTM, huyện Sóc Sơn có 6/9 tiêu chí đạt, 3 tiêu chí cơ bản đạt.

 soc son phat trien do thi ve tinh ket hop du lich hinh anh 1

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thành Hằng thăm mô hình sản xuất nấm công nghệ cao tại xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn (Hà Nội).  Ảnh: Trần Quang

Bằng nhiều giải pháp, từ năm 2016 đến hết quý III.2018, huyện Sóc Sơn đã huy động được hơn 1.453 tỷ đồng đầu tư cho xây dựng NTM. Riêng với chương trình nội thành hỗ trợ ngoại thành, đến tháng 8.2018, huyện Sóc Sơn đã được quận Đống Đa đã hỗ trợ 25 tỷ đồng, quận Hai Bà Trưng hỗ trợ 5 tỷ đồng xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn.

Toàn huyện Sóc Sơn đã thực hiện dồn điền đổi thửa ở 121 thôn, làng của 24/25 xã với tổng diện tích là 10.845ha, vượt 107% kế hoạch thành phố giao. Sau dồn điền đổi thửa, hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng của huyện Sóc Sơn được quy hoạch và từng bước được đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất. Trên địa bàn huyện đã hình thành 32 vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy mô lớn.

"Từ đầu năm 2018 đến nay, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện ước đạt 1.960,7 tỷ đồng, tăng 2,66% so với cùng kỳ. Diện tích cây ăn quả 1.170ha tăng 1,5% so với cùng kỳ. Vùng sản xuất chè an toàn và VietGap trên 200ha, 330ha rau an toàn, 148ha hoa nhài, 35ha dưa lê,...

Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện đã hình thành 4 khu sản xuất nấm, trong đó, có 1 khu sản xuất nấm công nghệ cao, 6 hợp tác xã và công ty sản xuất nấm. Hình thành thêm 2 chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản... góp phần nâng cao đời sống của nông dân. Giá trị sản xuất trên 1ha canh tác đạt 161 triệu đồng (nhiều vùng giá trị đạt từ 350 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/ha/năm); thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 39,5 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,72% theo chuẩn nghèo đa chiều..."- ông Phương chia sẻ.

Cần khắc phục nhiều tồn tại

Phát biểu kết luận buổi làm việc với lãnh đạo huyện Sóc Sơn vào ngày 11.9 vừa qua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thành Hằng biểu dương những nỗ lực của huyện Sóc Sơn trong thực hiện Chương trình 02-CTr/TU, nhất là kết quả trong công tác dồn điền đổi thửa, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp nằm trong tốp đầu của thành phố.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy yêu cầu huyện Sóc Sơn khắc phục một số hạn chế như: Sản xuất nông nghiệp tập trung chuyên canh quy mô lớn của huyện chưa nhiều, chủ yếu vẫn quy mô hộ gia đình. Huyện chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nhất là lĩnh vực chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch, tiêu thụ nông sản.

"Bên cạnh đó, một số tiêu chí xây dựng NTM của huyện đã đạt nhưng chất lượng thiếu bền vững, nhất là tiêu chí về thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ hộ nghèo, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Tỷ lệ người dân nông thôn của huyện được sử dụng nước sạch còn thấp... yêu cầu huyện khắc phục ngay để bà con yên tâm sản xuất và sinh hoạt"- bà Thanh Hằng nhấn mạnh.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cho rằng: Trong thời gian tới, huyện Sóc Sơn cần tập trung phát triển theo hướng đô thị vệ tinh gắn với phát triển du lịch. Trong đó, huyện ưu tiên cho công tác quy hoạch, khảo sát, lên phương án, mời các nhà khoa học tư vấn để khai thác các tiềm năng, thế mạnh của địa phương và quản lý chặt chẽ đất đai; nâng cao hơn nữa công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ về xây dựng NTM, từ đó chủ động tích cực tham gia.

Huyện cần đẩy mạnh hơn nữa công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo quy hoạch, phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung chuyên canh quy mô lớn, nhất là mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; đẩy nhanh tiến độ điều chỉnh quy hoạch, lập quy hoạch chi tiết và đề án xây dựng NTM của các xã gắn với quy hoạch khu đô thị vệ tinh Sóc Sơn.

Tác giả bài viết: Trần Quang

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập120
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm118
  • Hôm nay19,294
  • Tháng hiện tại998,919
  • Tổng lượt truy cập91,062,312
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây