Theo đó, đến nay tỉnh đã đồng bộ hóa hệ thống các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp, sản xuất hàng hóa tập trung gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển sản phẩm OCOP. Khoa học công nghệ được ứng dụng nhiều trong sản xuất, đặc biệt là sản xuất giống; vai trò của doanh nghiệp, HTX trong phát triển kinh tế nông thôn chiếm vị trí quan trọng; công tác đảm bảo ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp được đẩy mạnh...
Toàn tỉnh đã xây dựng được 18 vùng sản xuất nông nghiệp tập trung. Trong đó có 16 vùng tăng về quy mô, năng suất và sản lượng. Đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng truyền thống sang các loại cây có giá trị kinh tế (cây ăn quả, cây dược liệu, rau sạch, lúa chất lượng cao...); phát triển nhanh chăn nuôi trang trại, tập trung, các đối tượng chủ lực như bò, lợn, gia cầm... Chuyển dịch nuôi trồng thủy sản từ quảng canh, quảng canh cải tiến sang bán thâm canh, thâm canh, diện tích nuôi thâm canh tăng thêm 1.931ha.
Đội tàu khai thác xa bờ (công suất từ 90CV trở lên) tăng 398 chiếc, bằng 3,5 lần so với năm 2008, nâng tổng số tàu hiện nay thành gần 600 chiếc. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản được quan tâm, chú trọng. Trong 10 năm qua toàn tỉnh đã trồng được 137.000ha rừng tập trung, rừng phòng hộ, nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt 54,43% (tăng 13,63% so với năm 2008).
Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nông thôn được phát triển khiến thu nhập của người dân nông thôn tăng nhanh, từ 4,5 triệu đồng năm 2008 lên 35 triệu đồng năm 2017, gấp 7,8 lần. Toàn tỉnh hiện đã có 73/111 xã đạt tiêu chí thu nhập, bằng 65,8%; tỷ lệ hộ nghèo còn 2,25% (năm 2017); 74/111 số xã đạt tiêu chí giảm hộ nghèo.Mức tăng trưởng về giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp bình quân giai đoạn 2008-2017 tăng 17,24%/năm (trong đó trồng trọt tăng 13,5%, chăn nuôi tăng 25,5%; lâm nghiệp tăng 11,5%; thủy sản tăng 17,4%). Cơ cấu nội ngành chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng giá trị sản xuất thủy sản tăng từ 31,8% năm 2008 lên 52,8% năm 2017; lâm nghiệp giảm nhẹ từ 5,9% xuống 4,8%; trồng trọt - chăn nuôi giảm từ 62,3% xuống còn 42,4%. Riêng giá trị sản phẩm trên đơn vị canh tác tăng từ 50 triệu đồng/ha năm 2008 lên 121,9 triệu đồng/ha năm 2017.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm, cơ sở sản xuất rau thủy canh 188 Mạo Khê (TX Đông Triều) mời chuyên gia nước ngoài về tư vấn kỹ thuật. |
Theo Cục Thống kê tỉnh, trong khi năm 2008, dân số vùng nông thôn là 47% thì năm 2017 chỉ còn trên 30% tổng dân số toàn tỉnh, tuy nhiên giá trị tăng trưởng toàn ngành nông nghiệp trong nền kinh tế chung của tỉnh lại tăng. Con số công bố của Ban Xây dựng nông thôn mới tỉnh cho thấy, thu nhập của người dân nông thôn năm 2017 cao hơn đến 30 triệu đồng so với năm 2008. Còn theo tính toán của Sở NN&PTNT, năm 2017, mức đóng góp của 1 người dân khu vực nông thôn vào GRDP chung toàn tỉnh đã tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2008. Hiện đã có trên 73% số dân vùng nông thôn tham gia bảo hiểm y tế; 92% gia đình nông dân được công nhận gia đình văn hóa.
Sản xuất phát triển, đời sống người dân được cải thiện là điều kiện để bộ mặt nông thôn cũng đổi thay từng ngày. Đến hết năm 2011, Quảng Ninh trở thành tỉnh đầu tiên trên cả nước hoàn thành công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Hiện 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã, đường trục xã, liên xã được bê tông hóa hoặc nhựa hóa, trong đó có 65 xã đạt chuẩn về giao thông; 100% xã có trạm y tế, trong đó 95% trạm đạt chuẩn; 99% xã phủ sóng truyền hình.
Đã kiên cố hóa được 1.682,39km kênh mương, nâng số xã đạt tiêu chí thủy lợi lên 102/111 xã; 100% xã có hệ thống điện, tỷ lệ hộ dân được dùng điện lưới quốc gia là 98,6%. Số dân khu vực nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh từ 76,5% năm 2008 tăng thành 97,3% vào năm 2017, cao hơn mục tiêu đề ra là 17%. Hầu hết các xã đạt tiêu chí trường học, nhà văn hóa đạt chuẩn, điểm bưu điện văn hóa xã, chợ nông thôn, nhà ở đạt tiêu chuẩn...
Việt Hoa/baoquangninh.com
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã