Học tập đạo đức HCM

Tăng thuế, hãy nghĩ tới đời sống người dân

Chủ nhật - 20/08/2017 12:23
Trước bối cảnh nợ công tăng cao, Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng hóa tiêu dùng, thậm chí cả với nhóm hàng hóa nông nghiệp. Song theo một số chuyên gia, việc tăng thuế sẽ khiến giá cả các mặt hàng tăng lên, kéo theo tiêu dùng giảm nên chưa chắc thu ngân sách đã tăng.

tang thue, hay nghi toi doi song nguoi dan hinh anh 1

Tăng thuế GTGT lên 12% sẽ ảnh hưởng tới đời sống của nhiều người dân

Tăng thuế vì nợ công tăng cao

Bộ Tài chính vừa đề xuất chuyển một loạt hàng hoá từ không chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) lên chịu thuế, những nhóm hàng đang áp mức 5% hiện tại lên 10% và tăng mức thuế VAT thông thường từ 10% lên 12%. Đây là loại thuế gián thu và đánh trực tiếp vào người tiêu dùng.

Theo ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Chính sách Thuế (Bộ Tài chính) cho biế,t đơn vị soạn thảo nghiêng về phương án tăng thuế VAT lên 12% (phương án đầu). Lý giải về đề xuất tăng thuế VAT, ông Thi dẫn kinh nghiệm quốc tế cũng làm vậy khi nợ công tăng cao.

Khi nợ công tăng cao, các nước cơ cấu lại thu ngân sách theo hướng tăng thuế gián thu (thuế VAT, tiêu thụ đặc biệt), để bù hụt thu từ giảm thuế thu nhập (thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân), ưu đãi thuế xuất - nhập khẩu… Qua đó đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, hỗ trợ doanh nghiệp và phù hợp thông lệ quốc tế…

Trong đề xuất này, Bộ Tài chính cũng đề xuất loại một số nhóm hàng hóa, dịch vụ được ưu đãi thuế VAT sang nhóm chịu thuế thông thường như nhóm hàng hóa dùng cho y tế, giáo dục nhưng có thể dùng vào nhiều mục đích khác đang hưởng thuế VAT ưu đãi 5% hiện nay lên 12%, như: Bàn, ghế, máy chiếu, màn hình...

Ngoài ra, do mức thuế VAT thông thường được đề xuất tăng lên 12% năm 2019, nên nhóm hàng hóa ưu đãi giảm 50% thuế VAT cũng phải tăng mức thuế theo từ 5% hiện hành lên 6% năm 2019. Nhóm hàng hóa này ưu đãi chủ yếu phục vụ lĩnh vực y tế, giáo dục, nông nghiệp, sản xuất và chế biến nông sản…

Trong đó, nhóm hàng hóa nông nghiệp gồm các mặt hàng như thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, sản phẩm nông nghiệp, sơ chế bảo quản sản phẩm nông nghiệp…

Người thu nhập thấp sẽ chịu thiệt thòi

Trao đổi với NTNN, PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng, thuế là công cụ điều tiết tăng trưởng kinh tế. Việc Việt Nam hội nhập sẽ khiến nguồn thu thuế từ nhiều mặt hàng giảm, vì vậy việc tăng các sắc thuế nội địa như giá trị gia tăng và tiêu thụ đặc biệt là phương án được cân nhắc.

 tang thue, hay nghi toi doi song nguoi dan hinh anh 2

PGS.TS Ngô Trí Long cho rằng cần cân nhắc chuyện tăng thuế ở thời điểm này

Tuy nhiên, ông Long cũng bày tỏ quan điểm: “Hiện kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng dưới tiềm năng, đời sống lao động của người dân chưa cao. Việc tăng thuế giá trị gia tăng chưa chắc đã giúp Việt Nam có nguồn thu tốt hơn vì tăng thuế sẽ khiến giá cả các mặt hàng tăng lên, kéo theo tiêu dùng giảm. Điều này chưa chắc đã giúp tổng thu tăng, mà ngược lại, có thể khiến tổng thu giảm”.

Còn ông Tô Hoài Nam – Tổng thư ký Hội DNNVV cho rằng, việc đầu tư cho phát triển nông nghiệp là một định hướng cực kì quan trọng với sự phát triển của Việt Nam. Không những tác động tới hoạt động sản xuất, kinh tế mà còn là an ninh, chính trị. Người nông dân nếu có thể phát triển kinh tế trên chính đồng ruộng của mình, thông qua các hoạt động nuôi, trồng sẽ tạo nên độ bền vững rất lớn cho xã hội.

Ông Nam chia sẻ “Với một quốc gia định hướng phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa như Việt Nam, ưu tiên cho phát triển kinh tế nông nghiệp là rất cần thiết. Thậm chí, Nhà nước có thể chấp nhận lỗ khi đầu tư cho nông nghiệp để được hưởng thành quả lâu dài. Không nhất thiết phải đặt vấn đề thu thuế ngay”.

Liên quan tới việc Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế với nhóm hàng hóa nông nghiệp như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ sơ chế bảo quản sản phẩm nông nghiệp… theo ông Nam sẽ tác động rất lớn tới các DN nông nghiệp nhỏ, hộ nông dân và đối tượng thu nhập thấp trong xã hội.

Ông Nam phân tích: “Việc tăng thuế một số hàng hóa, nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi. Đồng thời, tăng cả thuế của sản phẩm nông nghiệp sẽ khiến đời sống của nhiều người gặp khó khăn. Chi phí sản xuất đầu vào của DN nông nghiệp, hộ nông dân sẽ tăng lên dẫn tới giá bán sản phẩm đầu ra cũng tăng lên. Song cuối cùng, người tiêu dùng vẫn phải chịu tác động lớn nhất vì thuế cuối cùng vẫn là người tiêu dùng phải trả.

Với những người thu nhập thấp, mỗi tháng họ chỉ dám bỏ ra khoảng 5 triệu đồng cho chi tiêu. Trong đó, số tiền giành cho những nhu cầu thiết yếu như đi chợ, mua sắm thực phẩm hàng ngày có khi đã chiếm tới 4 triệu đồng. Nếu tăng thuế, sẽ gây tác động tới hàng chục triệu người tiêu dùng, đặc biệt là nhóm đối thượng thu nhập thấp”.

Với nông nghiệp, ông Nam cho rằng không thể đặt vấn đề việc sản xuất ngắn hạn. Nhất là với những người nông dân, DN, nhà đầu tư muốn đầu tư bài bản, làm ăn lâu dài, biến phát triển nông nghiệp trở thành kế sinh nhai của họ thì khung chính sách cần được đảm bảo. Không những vậy, Nhà nước còn cần có những chính sách nâng đỡ cho họ. Ngoài chính sách về đất đai, cơ chế cần có cả chính sách thuế.

Ông Nam nhấn mạnh: “Đã đầu tư cho nông nghiệp, không nên đặt vấn đề thu bao nhiêu thuế. Bởi an ninh lương thực, phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt với quy mô vừa và nhỏ hay hộ gia đình thì họ chỉ cần phát triển được sản xuất, nuôi sống bản thân và gia đình bằng chính nghề nông nghiệp của mình đã là một thành công lớn lao hơn cả thuế”.

Theo Nguyên Phương/ Dân Việt

 Tags: tăng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập351
  • Hôm nay54,720
  • Tháng hiện tại851,418
  • Tổng lượt truy cập90,914,811
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây