Học tập đạo đức HCM

Phế liệu và công nghiệp xử lý

Chủ nhật - 20/08/2017 23:59
Vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, một số người gốc ở tỉnh Hamburg của Đức vì quá nghèo nên phải biệt xứ để theo đuổi “giấc mơ Mỹ”. Vì nghèo, họ chỉ có thể mua những miếng thịt vụn, băm rồi ép lại để chúng có dáng của một miếng thịt nguyên tảng. Đó là nguồn gốc của món hamburger đang thịnh hành thế giới cùng với quá trình toàn cầu hóa.

Từ thời thượng cổ, sau khi bán những con cá lớn thì ngư dân Hy Lạp gom những con cá nhỏ không bán được mang về cho vợ con nấu xúp. Tục lệ này vẫn còn tồn tại ở tỉnh Marseille của Pháp, một tỉnh thuộc địa của đế quốc Hy Lạp xưa. Món này được gọi là món bouillabesse.

Có nhiều tranh luận về nguồn gốc món phở của ta. Nhưng có giả thuyết rất khả tín là món này sinh ra vào thời Pháp thuộc. Sau khi mổ bò lấy những miếng thịt nạc lớn rán beefsteak cho ông Tây bà Đầm thì chú bếp mang xương tủy còn lại về nấu canh cho gia đình. Thịt mỡ gân bám vào xương được cạo ra và thái mỏng để làm nguồn thịt cho bữa ăn.

Các món nêu trên lâu dần đã trở thành những món ăn sang trọng. Về phở thì ai cũng biết bây giờ có bán ở hầu khắp các nước. Ở Paris thì một cái hamburger của các chuỗi cửa hàng ăn nhanh giá 2 euro là quá lắm nhưng cũng có những nhà hàng tiếp khách với giá… 30 euro. Hiệp hội các hiệu ăn ở Marseille công bố thành phần cá, rau củ và gia vị của mỗi phần bouillabesse và phương thức nấu tùy theo đẳng cấp sang trọng của món này. Đó là một văn bản chi tiết như tờ hướng dẫn của một hộp thuốc Tây y!

Phế nhưng không bỏ

Ba ví dụ này để cho thấy phế liệu không phải là đáng sợ như nhiều người nghĩ. Nếu tôn trọng nguyên liệu vẫn còn tươi thì không có vấn đề vệ sinh - an toàn thực phẩm gì cả. Còn ngon hay không thì tùy mỗi người.
Tất cả sinh hoạt của con người và tất cả ngành công nghiệp đều sinh ra phế liệu mà công nghệ hiện đại khai thác hết, khai thác một phần hay chưa biết khai thác. Theo nguyên tắc Lavoisier thì không có gì được tạo ra, tất cả mọi thứ đều được chuyển hóa (rien ne se cree, tout se transforme). Biến chúng thành nguyên liệu sẽ tiết kiệm những tài nguyên cơ bản như khoáng sản, nông sản, hải sản hay lâm sản. Đối với một kỹ sư hầm mỏ thì không có phế liệu mà chỉ có những nguồn nguyên liệu ở một dạng nào đó có thể dùng để sản xuất những sản phẩm nào đó mà thôi. Ví dụ những chai bằng poly-ethylen tera-phtalate được biến thành vải len bông (polar fleece). Hiện nay các quần áo bằng loại vải này được người tiêu dùng ưa chuộng vì chúng tiện nghi, nhẹ, ít bẩn mà lại rất ấm.

Công nghiệp xử lý phế liệu là một ngành công nghiệp quan trọng mà chúng ta phải phát triển vì nó tham gia vào sứ mệnh bảo vệ an toàn của con người và toàn vẹn môi trường, có tỷ số lợi nhuận cao và có tiềm năng tiến bộ công nghệ lớn.

Một lò nước mắm thải ra bã cá. Đây là một vật liệu hôi thối, ruồi nhặng bâu quanh, chôn thì nước ngầm bị ô nhiễm. Cho tới nay thì đó là một phế liệu vì không biết dùng vào việc gì mà lại gây ra phiền phức. Nhưng nếu xử lý trong một lò ủ khí sinh vật thì nó sẽ trở thành một nguồn năng lượng và phân bón. Khí methan sinh vật (biomethan) bốc ra từ bã cá có thể dùng để đun nước hay phát điện. Sau một thời gian thì có một chất bùn ở dưới đáy lò ủ, có thể lấy ra làm phân bón cho vườn ruộng xung quanh. Theo kinh nghiệm của nông dân sản xuất lương thực sinh vật (organic) thì phân bón từ lò ủ khí sinh vật hiệu nghiệm hơn và ô nhiễm môi trường ít hơn so với phân bón nhân tạo của các hãng hóa chất. Như thế lò nước mắm làm một công ba chuyện: tiết kiệm chi phí xử lý bã cá, sản xuất năng lượng để vận hành nhà máy hay bán cho mạng phân bố điện quốc gia và cung cấp phân bón cho nông dân.

Một nhà máy đường sinh ra rất nhiều bã mía mà lại cần đến rất nhiều năng lượng. Người ta đốt bã mía để đun nước đường. Nếu vẫn còn thừa, bã mía có thể dùng để sản xuất điện cho nhà máy và bán lại cho mạng phân bố điện quốc gia.

Tuần hoàn phế liệu tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên

Tuần hoàn mỗi tấn nhựa dẻo sẽ tiết kiệm được 700 ki lô gam dầu thô, mỗi tấn giấy hay carton tiết kiệm 2,5 tấn gỗ, mỗi tấn nhôm tiết kiệm 8 tấn bauxite, 4 tấn hóa chất và 14 kWh điện. Ở Pháp, người ta tuần hoàn 67% bao bì, 86% chai lọ bằng thủy tinh, 40% chai lọ bằng nhựa, 97% lượng thép và 32% lượng nhôm người tiêu dùng và các ngành công nghiệp thải ra.

Nhưng xin đừng tưởng rằng thu gom phế liệu chỉ dành cho các thành phần xã hội nghèo khó. Gia đình minh tinh màn bạc Brigitte Bardot giàu nứt đố đổ vách nhờ kinh doanh sắt vụn. Khi xưa ở Sài Gòn có gia đình nổi tiếng là Chú Hỏa. Ông tổ của họ là ông Jean Baptiste Hui Bon Hoa, một trong tứ đại hào phú (nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa) sang nước ta khởi nghiệp từ nghề buôn bán ve chai.

Cũng xin đừng tưởng rằng xử lý phế liệu không phải là một ngành công nghệ cao. Trước khi mua của Pháp công nghệ xử lý phế liệu phóng xạ để xây nhà máy riêng cho mình thì Đức và Nhật Bản đã phải chở phế liệu của họ đến La Hague của Pháp nhờ nước này xử lý hộ. Những WEEE (Waste Electronic and Electrical Equipment - phế liệu điện tử và thiết bị điện) có trọng lượng tương đối nhỏ (khoảng chừng 4 ki lô gam/người/năm ở các nước công nghiệp) nhưng chứa nhiều loại kim khí quý giá khác nhau. Những kim khí đó chìm trong một vỏ bằng nhựa dẻo. Đốt nhựa để trích chúng thì tỏa ra khói độc. Để giải quyết vấn đề này, người ta đã sáng chế những quy trình xử lý phức tạp dựa trên kết quả nghiên cứu về lý hóa. Dầu, mỡ, sơn và các vật liệu vô cơ và hữu cơ còn lại trên các tàu được phá dỡ để lấy thép cũng đặt ra nhiều vấn đề khoa học - kỹ thuật nan giải về an toàn vệ sinh lao động và tôn trọng môi trường.

Phân loại để xử lý

Người ta phân biệt ba loại phế liệu.

Thứ nhất, những phế liệu thô chiếm khoảng hai phần ba tổng lượng phế liệu, gồm đất đá của các ngành khoáng sản và xây dựng, kính, gạch, bê tông của kiến trúc bị phá, tro của các lò đốt, xỉ của các nhà máy luyện kim... Chúng không thể phân hóa, bốc cháy hay tương tác hóa học với những vật liệu khác. Sau khi kiểm chứng chúng có những đặc tính đó thì có thể thải chúng ra thiên nhiên, chất thành đống, dùng để bồi đắp những nơi trũng. Nói chung thì với tình trạng biến đổi khí hậu làm cho mặt nước biển dâng lên, chúng ta nên dùng những phế liệu thô để củng cố những cồn đất, bãi đá hay lấn biển.

Thứ hai, những phế liệu không nguy hiểm chiếm khoảng một phần ba tổng lượng, gồm lá cây, hoa, gỗ, rơm, giấy, carton, nhựa, kim loại... Chúng có thể có ít nhiều giá trị kinh tế vì có tiềm năng được tuần hoàn, đốt cháy để lấy ẩn nhiệt, ủ thành phân và khí methan hay tự phân hủy theo quy trình sinh học.

Chúng ta phải xử lý các phế liệu này bằng những giải pháp vừa làm tăng tối đa giá trị của chúng vừa tôn trọng an toàn của con người và toàn vẹn môi trường. Chính phủ cần có hai chính sách. Một mặt không cho nhập khẩu những phế liệu mà chúng ta không có đủ công suất xử lý thỏa mãn cả hai điều kiện trên. Mặt khác thì cho phép nhập để gia công xử lý những phế liệu mà chúng ta có thừa công suất.

Thứ ba, những phế liệu nguy hiểm chiếm phần nhỏ còn lại, dưới 4% tổng lượng. Chúng chứa những chất độc hại hay nguy hiểm cho con người, sinh vật và môi trường. Chúng gồm những vật liệu phóng xạ, những chất hóa học của các ngành biến chế hydro-cacbua, những chất thải của ngành y khoa chăm sóc con người và sinh vật... Những vật liệu phóng xạ thì lưu trữ chờ cho phân hạch hết hay khi nào tìm được phương pháp xử lý chúng. Những vật liệu khác thì không có giải pháp nào ngoài việc hủy diệt chúng theo bất cứ phương pháp thích nghi nào.

Theo luật quốc tế thì không được thuyên chuyển phế liệu của nước mình sang một nước khác và phải tiếp nhận những phế liệu đã xuất khẩu trái phép mà một quốc gia khác trả lại. Nước ta không phải là bãi rác của thế giới. Hải quan phải kiên quyết từ chối không cho phế liệu nguy hiểm xâm nhập lãnh thổ và lãnh hải nước ta. Thực thi Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS) để xác định chủ quyền, cảnh sát biển phải ngăn chặn các tàu đổ phế liệu nguy hiểm xuống biển ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của ta.
Công nghiệp xử lý phế liệu là một ngành công nghiệp quan trọng mà chúng ta phải phát triển vì nó tham gia vào sứ mệnh bảo vệ an toàn của con người và toàn vẹn môi trường, có tỷ số lợi nhuận cao và có tiềm năng tiến bộ công nghệ lớn.

(*) Kỹ sư tư vấn

Hiện nay có nhiều nước làm dịch vụ xử lý những WEEE và phá dỡ tàu cũ. Nhưng họ chỉ quan tâm đến lương công nhân rẻ chứ không tôn trọng an toàn của con người và toàn vẹn môi trường. Các nước giàu bó buộc phải ký hợp đồng gia công với họ vì không có đối thủ cạnh tranh nào khác. Xin gợi ý chính phủ mua công nghệ tiên tiến nhất của các quốc gia công nghiệp để xây dựng hai ngành dịch vụ phụ trợ này mà thanh toán những WEEE và tàu cũ đã qua đời sử dụng ở nước ta và để có thêm nguồn nguyên liệu cho các nhà máy. Dù chúng ta có mục đích xuất khẩu hay không thì cũng có khách hàng là các nước giàu muốn nhờ ta gia công cho họ vì chúng ta có thể thỏa mãn các tiêu chuẩn khắt khe của nước họ về tôn trọng an toàn của con người và toàn vẹn môi trường.

Theo thesaigontimes
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập355
  • Hôm nay54,375
  • Tháng hiện tại851,073
  • Tổng lượt truy cập90,914,466
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây