Một trong những phương pháp như vậy là phương pháp VFT, một dạng khuyến nông từ nông dân đến nông dân, nơi mà ở đó người tập huấn là nông dân tình nguyện (VFTs) là chủ những mô hình và chia sẻ thông tin về những phương pháp cải tiến nông nghiệp trong khu vực đó. VFTs được tập huấn bởi cán bộ khuyến nông, và sau đó những người đó quay trở lại tập huấn và chia sẻ thông tin cho những nông dân khác.
Làm thế nào có hiệu quả nhất để giúp những người sản xuất kết nối thông tin và nhận được những tư vấn để quản lý hiệu quả hơn trang trại của họ vẫn là một câu hỏi khó. Những tiến bộ trong khu vực này sẽ tăng thêm sự phản hồi trong nghiên cứu nông nghiệp, cũng như nông dân dễ dàng áp dụng và sẽ tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống. Công việc được hướng dẫn bởi Trung tâm Nông Lâm nghiệp thế giới và Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế đã chỉ ra rằng VFTs có thể là nhân tố hiệu quả cho sự thay đổi. Những kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng VFTs đạt hiệu quả cao, tập huấn khoảng 20 nông dân trong 1 tháng. VFTs am hiểu sâu về các điều kiện địa phương, văn hóa, và phương pháp thực hành; họ sống trong cùng một cộng đồng, nói cùng một ngôn ngữ, và tin tưởng lẫn nhau, điều này có thể giải thích được sự triển khai tốt này. VFTs yêu cầu sự hỗ trợ hiệu quả từ các chuyên gia khuyến nông được đào tạo bài bản hay những chuyên gia theo từng lĩnh vực.
Phương pháp làm việc như thế nào?
Phần lớn những tập huấn (về sản xuất bò sữa) được thực hành và diễn ra ở những điểm trình diễn những người tập huấn là nông dân tình nguyện có mô hình khuyến nông. Ví dụ: Khi mà những người được tập huấn nắm được những phương pháp chăn nuôi bò sữa cải tiến, những người tập huấn đến thăm với tư cách hàng xóm láng giềng để kiểm tra quy trình và trả lời những câu hỏi. Phần lớn những tập huấn liên quan đến nông dân là những thành viên của một nhóm chăn nuôi bò sữa. Trung bình, mỗi nông dân tình nguyện đi đến 5 ngôi làng bên ngoài nơi họ ở, chủ yếu là đi bộ và di chuyển khoảng 7 km một ngày.
Tại sao họ tham gia và ở lại?
Tại sao những người nông dân bỏ thời gian và công sức cho những hoạt động này mà không đòi hỏi lương?
Những nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng những người những người tập huấn là nông dân khác nhau có những động cơ thúc đẩy khác nhau. Khi tham gia, họ được tiếp cận sớm với thông tin và công nghệ và nâng cao được vị trí xã hội và mối quan hệ. Nhưng sau 3 năm tham gia, thu nhập từ việc bán sản phẩm và dịch vụ liên quan tới các hoạt động tập huấn của họ cũng trở thành một động lực quan trọng. Hơn một nửa trong số những người nông dân tình nguyện ở Kenya là đang kiếm sống từ việc bán hạt cỏ, trồng cây và làm những dịch vụ như ủ thức ăn gia súc. Cung cấp những dịch vụ khuyến nông có thể làm cho những chương trình tập huấn tình nguyện của họ hiệu quả và bền vững hơn thông qua sự hiểu biết về những cái thúc đẩy những người đi tập huấn và đưa ra những khuyến khích có giá trị thấp để giữ được sự nhiệt tình của họ.
"Công việc tình nguyện làm tôi cảm thấy tốt"
Cô Mrs. Agatha Buuri ở Mweiga, huyện Kieni, Kenya nói rằng “Nhìn những người nông dân trong cộng đồng nâng cao được sản lượng như là kết quả của việc tập huấn của mình làm cho tôi cảm thấy hài lòng”. Cô Esther Wamucii Wambugu, một tình nguyện viên khác cũng nói rằng: “Khi tôi thấy những người nông dân mà tôi tập huấn thu được sản lượng sữa nhiều hơn, tôi cảm thấy tự tin trong việc hỗ trợ cho các nông dân khác, bởi vì đây là một dấu hiệu cho thấy công việc của tôi là có kết quả ý nghĩa.
“Việc phục vụ cho cộng đồng làm cho tôi được nhiều người biết đến. Bất cứ nơi nào tôi đến, người nông dân đều coi tôi như là giáo viên. Việc công nhận này đã làm tăng vị trí xã hội của tôi. Anh Laban Tallam, một nông dân tình nguyện ở Kabiyet, huyện Nandi, Kenya.
Cô Agatha Buuri, Mweiga, huyện Kieni nói‘‘Những kiến thức mà tôi thu nhận được đã giúp tôi tăng sản lượng và thu nhập. Trước khi tôi trở thành một VFT, tôi thu được ít hơn 5 lít sữa một ngày nhưng bây giờ tôi thu được khoảng 40 lít sữa”.
‘‘Hôm nay tôi là một người hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi. Người hàng xóm của tôi có thể ngày mai sẽ là người tập huấn ở lĩnh vực khác” – Ý kiến của cô Mrs. Esther Kenduiywo, Longisa, huyện Bomet.
“Nếu bạn có lương thực và những người hàng xóm của bạn thiếu họ sẽ an trộm của bạn. Vậy tại sao không phổ biến những kỹ năng cái mà có thể giúp tất cả mọi người” – Ý kiến của anh Tamabut Samoei, Kipkaren, huyện Nandi.
"Thành công của phương pháp tập huấn tình nguyện đang thay đổi cách chúng ta nghĩ về khuyến nông. Ở đây, bản thân những người nông dân là những nhân tố chính của sự thay đổi trong cộng đồng của họ, và những khuyến nông viên là những người trợ giúp” – Ý kiến của Steven Franzel, trưởng nhóm nghiên cứu về dịch vụ tư vấn nông thôn của ICRAF.
Trong điều kiện nào thì phương pháp này đạt được hiệu quả cao nhất?
Phương pháp cũng giúp cơ quan khuyến nông chỉ ra rằng phương pháp người tập huấn là nông dân tình nguyện là không phù hợp trong tất cả các trường hợp. Ví dụ, phương pháp này không thể thực hiện tốt ở những khu vực có mật độ dân số thấp, bởi vì nông dân gặp khó khăn trong việc đi đến những gia đình khác. Nó cũng không phù hợp khi chuyển giao những công nghệ cao, phức tạp như là các biện pháp bảo vệ thực vật hay bảo vệ sức khỏe vật nuôi.
Trần Thị Diệu - Trung tâm KN Quốc gia
(Biên dịch theo web Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã