Học tập đạo đức HCM

Thêm kênh dẫn vốn

Thứ sáu - 21/03/2014 11:02
Tại cuộc họp cho ý kiến về việc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5-8-2008 vừa diễn ra, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu, cần điều chỉnh cơ chế, chính sách theo hướng khuyến khích mạnh mẽ sự tham gia đầu tư của các thành phần kinh tế vào phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Mô hình kinh doanh cùng người nông dân có thể là một cách tiếp cận giúp dẫn vốn chảy vào nông nghiệp một cách bền vững.


Chân dung người nông dân

Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 26 chỉ ra một thực tế, tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp đang có xu hướng chậm lại. Chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh của nhiều loại sản phẩm hàng hóa còn thấp, quy mô nhỏ lẻ, manh mún, năng suất chưa cao,... Những điều ấy tất yếu dẫn đến hệ quả thu nhập và mức sống của khu vực nông thôn còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao...

Ngược trở lại thời điểm cuối năm 2013, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn công bố một báo cáo gây chú ý có tên "Chân dung người nông dân Việt Nam". Dựa trên khảo sát ở một số tỉnh, thành trên cả nước, báo cáo chỉ ra, thu nhập của hộ nông thôn tăng dần nhưng tốc độ tăng lại có xu hướng giảm dần, đặc biệt kể từ năm 2010. Không chỉ khoảng cách thu nhập nông thôn - đô thị vẫn còn cao mà trong chính nông thôn, chênh lệch giữa nhóm giàu nhất và nghèo nhất cũng có xu hướng ngày càng doãng rộng. Đáng lưu ý, hiện người nghèo chủ yếu tập trung ở nông thôn. Tỷ lệ nghèo nông thôn tuy có được giảm xuống nhưng tốc độ giảm nghèo chậm lại trong thời gian gần đây. Chỉ tính riêng giai đoạn khảo sát từ năm 2010 đến 2012 có khoảng hơn 500 nghìn hộ nông thôn tái nghèo.

Bình luận về báo cáo, TS Đặng Kim Sơn - Viện trưởng Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp, nông thôn, bày tỏ nỗi quan ngại về việc người nông dân vẫn chưa đóng vai trò chủ thể của quá trình phát triển. Một yêu cầu chính đáng, người nông dân cần phải được nâng vị thế cao hơn trong chuỗi giá trị gia tăng, nhưng theo cách nào? Tìm kiếm mô hình kinh doanh với người nông dân là một giải pháp. Nhưng vị trí của người nông dân sẽ thế nào trong mối tương quan với đối tác mạnh hơn về mọi mặt như các doanh nghiệp? Liệu có thể đi đến cùng mối quan hệ cộng sinh mà không lặp lại những kịch bản đổ vỡ đã và đang diễn ra?

Mảnh đất không dành cho "ăn xổi"

Giới kinh doanh gần đây đã không còn ngạc nhiên với những thông tin về các doanh nghiệp tên tuổi quyết định bẻ lái đầu tư sang lĩnh vực nông nghiệp. Như "Bầu Đức" với Hoàng Anh Gia Lai rút hết vốn khỏi bất động sản, tập trung cho nông nghiệp. Bất động sản An Dương Thảo Điền góp 51% vốn lập Công ty đầu tư thương mại Ascenco hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng, phân phối sản phẩm nông nghiệp. Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (SSI) với kịch bản phát triển tập trung vào nông nghiệp, thủy sản...

Phải chăng đang hình thành làn sóng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nhằm đón đầu cơ chế ưu đãi từ Nhà nước cũng như cơ hội từ TPP? Có thể nói, những chính sách như Quyết định 62 của Thủ tướng Chính phủ ngày 25-10-2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn và mới hơn là Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn có hiệu lực từ 10-2-2014 đã góp phần thu hút vốn đầu tư. Nhưng để không còn tình trạng "nghẽn tắc" trong thực thi chính sách lại cần sự nhập cuộc tích cực hơn từ các cấp thực thi.

Ông Nguyễn Duy Lượng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân Việt Nam cho rằng, mảnh đất nông nghiệp không dành cơ hội cho những doanh nghiệp chỉ định trú chân thời bất động sản lao dốc. Chỉ có doanh nghiệp nào đề cao mô hình phát triển bền vững, chú trọng đến mối quan hệ với nông dân mới có thể gặt hái mùa vàng. Trăn trở với nỗi lo nông nghiệp đã kiệt sức sau một thời gian dài chỉ nhận được sự đầu tư ít ỏi của toàn xã hội, TS Đặng Kim Sơn nhấn mạnh đến việc, chỉ khi doanh nghiệp nhập cuộc với tâm thế thật sự làm vì nông nghiệp, nông thôn mới, thì mới có thể thay đổi được cục diện. Điều đó xét đến cùng là một cách hành xử nhân văn trong một mối quan hệ giữa một bên đối tác mạnh và một bên rõ ràng là yếu thế hơn.

Nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp đang thu hút doanh nghiệp chuyển hướng đầu tư. Ảnh : DUY HÙNG

Đất phân tán manh mún đi kèm tỷ lệ chứng nhận quyền sử dụng đất chưa cao, đặc biệt ở khu vực miền núi là rào cản khuyến khích đầu tư mở rộng sản xuất.

 

 

Do hỗ trợ từ chính quyền và bảo hiểm khá hạn chế, muốn mở rộng sản xuất, có đến 50% số hộ dân nông thôn phải đi vay, đa phần vay từ tư nhân.
 

Lưu Minh Sơn
Nguồn nhandan.org.vn


 


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập435
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại798,611
  • Tổng lượt truy cập90,862,004
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây