Thông tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, những năm trở lại đây, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã mở rộng vùng chuyên canh sản xuất lúa hữu cơ, thông qua việc liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân. Nhiều vùng trong tỉnh, nông dân sản xuất lúa không sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và chỉ áp dụng kỹ thuật cao; doanh nghiệp thu mua lúa và hỗ trợ kỹ thuật, vốn, giống cho nông dân.
Cụ thể, giữa tháng 5/2017, tại phường Thủy Biều, thành phố Huế bắt đầu triển khai 2 dự án ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Dự án gồm nhà kính, thiết kế và thi công, ứng dụng công nghệ tiên tiến tưới nhỏ giọt và hệ thống làm mát của Israel.
Việc ứng dụng công nghệ cao đã tạo điều kiện canh tác cây trái vụ cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Hệ thống tưới nhỏ giọt còn có thể kiểm soát được hoàn toàn dư lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích tăng trưởng nên sản phẩm an toàn.
Vụ Hè Thu 2017, tỉnh Thừa Thiên - Huế phát triển thêm vùng chuyên canh sản xuất các giống lúa mới kháng rầy và hữu cơ cho hiệu quả kinh tế cao.
Đặc biệt, các giống này phòng trừ rầy hiệu quả, rất phù hợp với xu thế sản xuất gạo an toàn chất lượng cao như hiện nay nhờ hạn chế phun thuốc trừ rầy trên đồng ruộng; quy trình kỹ thuật sản xuất cũng dễ phổ biến và ứng dụng vào thực tế; giảm chi phí đầu tư và bảo vệ môi trường so với sản xuất các giống lúa truyền thống; qua đó giúp phát triển bền vững sản xuất lúa gạo chất lượng cao.
Ngoài ra, tỉnh Thừa Thiên - Huế còn mở rộng vùng chuyên canh sản xuất lúa hữu cơ, thông qua việc liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân. Theo đó, nông dân sản xuất lúa không sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và chỉ áp dụng kỹ thuật cao; doanh nghiệp thu mua lúa và hỗ trợ kỹ thuật, vốn, giống cho nông dân.
Mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 là đạt Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đạt trên 3,5%/năm; Sản lượng lương thực có hạt đạt từ 31-32 vạn tấn/năm (trong đó sản lượng lúa chất lượng cao đạt từ 8-10 vạn tấn/năm); Sản lượng thủy sản đạt 73 ngàn tấn/năm; Tỷ lệ độ che phủ rừng 57%; Thu nhập hộ gia đình nông thôn tăng lên 1,6-1,9 lần so với năm 2016.
Để đạt được những mục tiêu trên, thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tập trung triển khai nhiều nhiệm vụ trên nhiều lĩnh vực. Cụ thể, trên lĩnh vực trồng trọt, tỉnh sẽ chuyển đổi khoảng 3.300 ha đất lúa kém hiệu quả ở vùng miền núi, bãi ngang ven biển, vùng thiếu nước sang trồng ngô, lạc, rau, hoa và nuôi trồng thủy sản. Đến năm 2020 ổn định diện tích gieo trồng lúa nước khoảng 51.000 - 52.000 ha/năm, năng suất lúa bình quân đạt trên 60 tạ/ha, diện tích lúa chất lượng cao đạt 17.000 ha, tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận đạt trên 98% diện tích gieo cấy, diện tích lúa cánh đồng mẫu lớn có liên kết trong tiêu thụ khoảng 5.500 ha...
Đối với lĩnh vực chăn nuôi, tỉnh sẽ mở rộng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, bảo vệ môi trường gắn với xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh. Hình thành các vùng chăn nuôi tập trung cách biệt khu dân cư, đảm bảo điều kiện về môi trường; kết hợp chăn nuôi với trồng cây nông nghiệp, lâm nghiệp; Xây dựng, nâng cấp cơ sở giết mổ tập trung theo quy hoạch và đảm bảo vệ sinh môi trường. Hỗ trợ, thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi trang trại công nghiệp; khuyến khích phát triển chăn nuôi hữu cơ...
Về lâm nghiệp, tỉnh sẽ tập trung phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường; Cơ cấu lại các loại rừng theo hướng: Củng cố diện tích rừng đặc dụng hiện có; bố trí rừng phòng hộ ở những nơi xung yếu, phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ chắn sóng, chắn gió cát ven biển và đầm phá; ưu tiên mở rộng diện tích rừng sản xuất đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế; chú trọng công tác giống cây lâm nghiệp, đầu tư thâm canh, trồng rừng gỗ lớn đạt 13.000 ha vào năm 2020...
Trên lĩnh vực thủy sản, tỉnh sẽ Phát triển nuôi trồng các đối tượng thủy sản tạo sản phẩm chủ lực theo nhu cầu của thị trường, phù hợp với điều kiện của từng vùng sinh thái. Ổn định diện tích nuôi đầm phá hiện có (3.300 ha), duy trì và phát triển hình thức nuôi xen ghép, trong đó tôm sú là đối tượng chủ lực; Thí điểm áp dụng tiêu chuẩn VietGAP tại một số vùng nuôi tôm thẻ chân trắng, nuôi cá lồng.
Áp dụng cấp chứng nhận thí điểm cho các cơ sở, vùng nuôi trồng thủy sản hữu cơ; Phát triển vùng nuôi tôm trên cát lấy tôm thẻ chân trắng là đối tượng sản xuất chủ lực để phục vụ xuất khẩu; vận động các nguồn lực để tăng nhanh đội tàu xa bờ từ 400 chiếc hiện nay lên 600 chiếc vào năm 2020...
Hùng Cường/ VIetQ
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã