Học tập đạo đức HCM

Phiên chợ kết nối cung - cầu nông sản an toàn

Chủ nhật - 06/08/2017 22:07
Chợ phiên nông sản là mô hình thí điểm mà ngành nông nghiệp TP tổ chức để tiếp tay giải quyết bớt áp lực về đầu ra cho sản phẩm an toàn, giúp người tiêu dùng nhận biết và an tâm sử dụng.
Ngày 6-8, chợ phiên nông sản an toàn ở Công viên Lê Văn Tám (quận 1) chính thức hoạt động định kỳ vào ngày chủ nhật hàng tuần, do Sở NN-PTNT TPHCM tổ chức. Đây là chợ phiên thứ hai của TP, nằm trong kế hoạch mở 10 điểm chợ phiên từ nay đến năm 2020.    
Kết nối nhà sản xuất - người tiêu dùng
Được tổ chức vào cuối tháng 8-2016, sau gần 1 năm hoạt động, chợ phiên nông sản an toàn đầu tiên của TP (trong khuôn viên nhà hàng Đông Hồ trên đường Cao Thắng nối dài, quận 10) đã đưa những sản phẩm rau quả, thịt, cá... an toàn, đạt chứng nhận VietGAP, GlobalGAP đến với người tiêu dùng.
Lúc đầu, mỗi kỳ “họp chợ” được tổ chức 2 ngày thứ bảy và chủ nhật, từ sáng đến chiều, sau này gom lại chỉ hoạt động vào chủ nhật, từ sáng đến trưa. Đến nay đã tổ chức được hơn 40 kỳ chợ phiên, bình quân có khoảng 20 - 30 đơn vị tham gia/kỳ, doanh số trên 100 triệu đồng/phiên chợ.
Phiên chợ kết nối cung - cầu nông sản an toàn ảnh 1Mua nông sản tại chợ phiên Nông sản an toàn. Ảnh: CAO THĂNG
Qua 40 phiên chợ đã có 50 đơn đặt hàng, hợp đồng cung ứng hàng hóa, với giá trị bình quân hàng tháng trên 4 tỷ đồng. Bên cạnh đó, số lượng người tiêu dùng liên hệ các đơn vị tham gia đề nghị giao hàng trực tiếp tăng bình quân 30%. Chợ phiên nông sản an toàn đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của khách hàng gần xa.
Trả lời câu hỏi vì sao lại có phiên chợ nông sản an toàn vào thời điểm đó, ông Nguyễn Văn Trực, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, cho biết chức năng chủ yếu ngành nông nghiệp là quản lý, giám sát và chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất tạo ra sản phẩm tốt và an toàn; việc phân phối đến người tiêu dùng thì có bộ phận khác đảm trách.
Tuy nhiên, trước thực tế bà con nông dân thì vất vả tìm đầu ra cho các sản phẩm an toàn - đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, trong lúc đó người tiêu dùng lại phải loay hoay tìm chỗ mua sản phẩm thật sự an toàn, ngành nông nghiệp đã “xắn tay áo” làm cầu nối giữa nhà sản xuất và người mua.
Chợ phiên nông sản là mô hình thí điểm mà ngành nông nghiệp TP tổ chức để tiếp tay giải quyết bớt áp lực về đầu ra cho sản phẩm an toàn, giúp người tiêu dùng nhận biết và an tâm sử dụng. 
Ban tổ chức phiên chợ (Trung tâm Tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp) cho biết, tuy địa điểm “họp chợ” đặt tại quận 10 nhưng khách hàng tìm đến không chỉ là cư dân sống ở địa phương và vùng tiếp giáp như quận 3, mà còn có không ít người từ nơi khác như quận 7, 11, Tân Phú, kể cả quận 2... cũng đến chợ phiên này tìm mua các loại nông sản thiết thực cho gia đình. Người dân cho biết, dù đi xa nhưng được an tâm và mua được sản phẩm thực sự an toàn.
Đặt sự an toàn lên hàng đầu
Nắm bắt nhu cầu này, ban tổ chức cố gắng tìm kiếm để mở thêm nhiều địa điểm khác, thuận tiện cho khách hàng ở nhiều nơi trong TP có điều kiện tiếp cận, sử dụng nguồn nông sản an toàn. Đây cũng là yêu cầu UBND TP đặt ra với ngành nông nghiệp.
Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2020, ngành nông nghiệp TP tiếp tục mở thêm 9 điểm chợ phiên nông sản an toàn. Trong đó, chợ phiên tại Công viên Lê Văn Tám là điểm thứ hai và cuối năm sẽ có chợ phiên tại Công viên Lê Thị Riêng (quận 10); qua năm 2018, ngành nông nghiệp TP hy vọng sẽ mở thêm tại quận Tân Bình, quận Bình Tân và quận 2. 
Giải thích vì sao người tiêu dùng nhiều nơi có nhu cầu mua hàng nông sản thật sự an toàn nhưng việc mở địa điểm mới lại chậm, ban tổ chức cho biết, không đơn giản chỉ là tìm ra địa điểm mà còn nhiều điều kiện khác cần phải có để đáp ứng yêu cầu của một chợ phiên. Như phải có khuôn viên rộng (mà ở TPHCM hiện nay, điều này không phải chỗ nào cũng có); phải có mái che, có bãi giữ xe, có điện và nước, có điểm giữ các thiết bị cho chợ phiên lần sau (để đơn vị tham gia có thể đầu tư trang bị tủ mát cho rau, quả, thịt, cá các loại).
Ngoài ra, chi phí mặt bằng cũng vừa phải để hỗ trợ các đơn vị, chủ yếu vẫn là các hộ nhỏ lẻ, hợp tác xã hoặc công ty nhỏ và vừa. Cũng theo ban tổ chức, đã có nhiều đơn vị muốn đưa sản phẩm đa dạng, nhất là đặc sản ở các vùng miền, tham gia chợ phiên; thế nhưng không phải sản phẩm nào cũng “vào chợ” được.
Vì như tên gọi là chợ phiên nông sản an toàn, sản phẩm trước hết phải được chứng nhận VietGAP hay GlobalGAP và nằm trong chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn của TPHCM. Vì vậy, nếu sản phẩm chỉ an toàn là chưa đạt chuẩn. Điều này tuy làm hạn chế sự đa dạng và sự phong phú của chợ phiên, nhưng lại giúp người tiêu dùng an tâm. 
Không chỉ vậy, ngay tại chợ phiên còn có điểm lấy mẫu sản phẩm đưa vào chợ. Ban tổ chức kiểm tra hàng hóa từ nơi sản xuất, vận chuyển, lưu thông, phân phối đến khu vực buôn bán chợ phiên.
Với mặt hàng rau củ quả, nấm, ngoài việc kiểm tra các giấy phép, giấy chứng nhận sản phẩm an toàn, còn thường xuyên lấy mẫu kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Với sản phẩm thịt gia súc, gia cầm, thủy sản, ban tổ chức kiểm tra giấy tờ tham gia chuỗi thực phẩm an toàn của TP, giấy chứng nhận VietGAP, kiểm tra dấu kiểm soát giết mổ, bao bì thương hiệu, hạn sử dụng, chứng nhận nguồn gốc sản phẩm bằng phương pháp ngoại quan; nếu có dấu hiệu nghi ngờ thì lấy mẫu để phân tích.
Có thể nói, đây là điều quan trọng nhằm đảm bảo tối đa tính an toàn của sản phẩm, giúp người tiêu dùng cảm thấy tin tưởng và an tâm khi đến với chợ phiên.
Với chợ phiên nông sản an toàn tại Công viên Lê Văn Tám, ngoài những đơn vị tham gia tại chợ phiên quận 10 thì có thêm một số đơn vị mới: Công ty Đăng Dương ở TPHCM, Hợp tác xã Phước Bình, Công ty cổ phần Vmart, Công ty Gạo ADC, Công ty Gatata (gà ta của ta) ở Tiền Giang, một công ty sản xuất dưa lưới và chuối ở Vũng Tàu, một công ty thủy sản ở Cà Mau bán tôm VietGAP…

Theo CÔNG PHIÊN/sggp.org.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập302
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại815,147
  • Tổng lượt truy cập90,878,540
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây