Học tập đạo đức HCM

Tín dụng chính sách - công cụ giảm nghèo hữu hiệu

Chủ nhật - 01/02/2015 20:49
“Năm 2014, tín dụng chính sách tiếp tục là công cụ hữu hiệu để Chính phủ thực hiện chiến lược giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, nhất là ở khu vực nông thôn” - đó là nhận định của ông Nguyễn Văn Lý - Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam trong cuộc trao đổi mới đây với phóng viên Dân Việt.
Ông Nguyễn Văn Lý (ảnh) cho biết: Năm 2014 Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) đã hoàn thành 100% chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng chính sách với 7.100 tỷ đồng, đạt tỷ lệ tăng trưởng 6,5%. Ngân hàng CSXH đã tổ chức thu nợ tốt để tạo nguồn cho vay mới. Nguồn thu nợ đạt 31.700 tỷ đồng, tăng 20% so với 2013, trong đó nổi bật là thu nợ từ chương trình cho vay hộ nghèo 12.000 tỷ đồng, thu nợ từ chương trình cho vay học sinh – sinh viên đạt 8.600 tỷ đồng, trong đó khoảng 30% là thu nợ trước hạn. Tăng trưởng và thu nợ tốt, Ngân hàng CSXH đã có nguồn cho vay trong năm vừa qua đạt 39.700 tỷ đồng.

 

Bên cạnh tăng trưởng, chất lượng tín dụng năm 2014 đạt được mức tốt nhất. Từ tháng 6.2014 nợ xấu toàn hệ thống đã giảm xuống dưới 1% và hiện nợ xấu chỉ còn 0,88%, trong đó nợ quá hạn là 0,41% và nợ khoanh theo chính sách là 0,47%. Như vậy, nợ quá hạn đã giảm gần một nửa so với đầu năm 2014.

Ngoài yếu tố tăng trưởng tín dụng và chất lượng tín dụng được nâng cao, năm 2014 hoạt động của Ngân hàng CSXH còn có gì nổi bật, thưa ông?

 


Nông dân Tuyên Quang phát triển mô hình nuôi trâu sinh sản từ nguồn vốn vay 
chương trình tín dụng chính sách.
- Ngân hàng CSXH đã làm tốt công tác nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn được giao huy động. Chúng tôi đã phát hành 4.700 tỷ đồng vốn trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh, đáp ứng được cho tăng trưởng tín dụng.

 

Trong năm 2014, Ngân hàng CSXH tiếp tục áp dụng nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng phục vụ. Chúng tôi đã tập trung thực hiện kỷ cương trong nghiệp vụ và nâng cao chất lượng phục vụ tại hơn 10.900 điểm giao dịch xã, phường, thị trấn. Ngân hàng CSXH cũng đã tổ chức được 160.000 phiên giao dịch phục vụ đối tượng chính sách ngay tại địa bàn sinh sống với doanh số hoạt động trên 76.000 tỷ đồng đảm bảo chính xác, an toàn và thuận lợi cho nhân dân. Cũng trong năm 2014, chúng tôi đưa vào vận hành thành công hệ thống tin học mới phục vụ ngay tại điểm giao dịch xã đạt chuẩn như giao dịch tại trụ sở Ngân hàng CSXH.

Thưa ông, năm 2014, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 40 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách. Ngân hàng CSXH đã có kế hoạch gì để thực hiện chỉ thị này?

- Dự kiến, trong năm 2015, Ngân hàng CSXH sẽ tham mưu cho Hội đồng quản trị xuống tận thôn, ấp, bản, làng. Đó là sợi chỉ đỏ, căn cơ để ngân hàng thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao.

Ngân hàng CSXH cũng có kế hoạch tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tập trung nguồn vốn chính sách về một đầu mối. Hiện nay, tại các địa phương, cấp tỉnh, cấp huyện, nguồn vốn từ ngân sách cho đối tượng chính sách đã tập trung vào Ngân hàng CSXH.

Tỷ lệ nợ quá hạn thấp ở các chương trình tín dụng chính sách mà ông vừa nêu trên đây nói lên điều gì, thưa ông?

- Tỷ lệ nợ quá hạn thấp ở các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng CSXH có nhiều hàm ý. Người dân vay vốn tín dụng chính sách bị rủi ro, thậm chí do năng lực quản lý vốn thấp, năng suất thấp cũng được Ngân hàng CSXH thực hiện chủ trương cho phép xử lý rủi ro và tiếp tục được vay vốn phát triển sản xuất để thoát nghèo bền vững. Những năm trước, thiên tai rủi ro khách quan đối với các khoản vay tại Ngân hàng CSXH xử lý không kịp. Năm 2014, Ngân hàng CSXH đặt mục tiêu xử lý kịp thời. Nợ quá hạn thấp còn thể hiện sự quay vòng vốn tốt, để cho Ngân hàng CSXH phục vụ nhiều đối tượng hơn và hoạt động bền vững hơn.

Trong gần 11.150 đơn vị cấp xã, phường, chúng tôi đã có trên 15% số xã không có nợ quá hạn, nhiều huyện không có nợ quá hạn. Nhiều tỉnh nợ quá hạn chỉ 0,01%, do đó chỉ tiêu nợ quá hạn của Ngân hàng CSXH thấp.

Thưa ông, liệu có tăng mức vay ở các chương trình tín dụng chính sách mà Ngân hàng CSXH đang áp dụng?

- Hiện tất cả các mức cho vay luôn được đặt trong thế chủ động để tín dụng chính sách phù hợp với thực tế. Như trong năm 2014, chương trình cho vay hộ nghèo và hộ cận nghèo đã được nâng từ mức tối đa 30 triệu lên 50 triệu đồng; cho vay hộ đồng bào thiểu số khó khăn từ 5 triệu lên 10 triệu đồng. Trong thời gian tới, chương trình cho vay hỗ trợ làm nhà ở (Chương trình 167) giai đoạn 2 dự kiến sẽ nâng mức vay từ 7 triệu lên 20 - 25 triệu đồng/nhà ở.

Xin cảm ơn ông!

Theo Dân Việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập398
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại832,192
  • Tổng lượt truy cập90,895,585
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây