Học tập đạo đức HCM

Từ kỳ tích dưa lưới Nhật "made in Vietnam" đến mô hình nông nghiệp chuẩn quốc tế

Thứ năm - 16/11/2017 19:52
Dưa Nhật của Vinaseed có giá chỉ bằng 1/10 giá ở cửa hàng nhập khẩu nhưng chất lượng tương đương, được trồng bởi chính các kỹ sư người Nhật tại Việt Nam, mở ra thời kỳ trái cây “trồng tại Việt Nam, bởi người Việt Nam” và xuất khẩu ra thế giới.

Những trăn trở trên nông trường

Dưa lưới du nhập vào Nhật Bản từ những năm 1900, được người Nhật cải tiến hình dáng ban đầu để tạo ra những quả dưa đẹp và được đánh giá là ngon nhất thế giới hiện nay. Dưa lưới Nhật có hương vị quyến rũ và rất bổ dưỡng, giàu vitamin A, C, chứa thành phần chống oxy hoá, chống loãng xương, và ngăn ngừa ung thư. Đặc biệt, dưa lưới Nhật Bản còn có “ngoại hình” bắt mắt với những đường vân đều và đẹp trên vỏ, thường được lựa chọn như một món quà mang ý nghĩa nhân văn, trao gửi yêu thương chân thành.

Tuy vậy, giống dưa này lại rất khó trồng trong điều kiện ngoài đồng ruộng, do đặc tính khai vân nứt quả khiến vi khuẩn, nấm bệnh dễ xâm nhập. Cấu trúc vân lưới và chất lượng quả hoàn toàn tuỳ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm và chế độ tưới nước, đòi hỏi phải được gieo trồng trong nhà kính hiện đại và người thực hiện làm chủ công nghệ sản xuất.

Đứng trước cơ hội và thách thức đưa giống dưa giá trị và rất được ưa chuộng này về Việt Nam, Vinaseed đã mạnh dạn đầu tư khu Công nghệ cao Hanam Hi-tech với diện tích 21,59ha. Nằm tại vị trí giao thương giữa các thành phố lớn của đồng bằng sông Hồng, Hanam Hi-tech sở hữu cơ sở hạ tầng hiện đại bậc nhất cả nước hiện nay với nhà ươm chuyên dụng sử dụng công nghệ mái cắt nắng và phun sương tự động, màng phủ Ginegar ngăn côn trùng, ngăn tia UV, cùng hệ thống xử lý nguồn nước, chế biến và đóng gói đồng bộ.

Được đầu tư mạnh tay đã là một lợi thế, nhưng theo các chuyên gia của Vinaseed, để sản xuất thành công giống dưa lưới theo đúng tiêu chuẩn Nhật Bản, con người mới là yếu tố quan trọng nhất.

“Điều kiện tiên quyết là đội ngũ kỹ thuật, chuyên gia được đào tạo bài bản, chuyên tâm trong việc áp dụng và làm chủ công nghệ sản xuất. Tại Hanam Hi-tech, những kỹ sư, cán bộ của chúng tôi phải hiểu và giao tiếp với từng trái dưa, tỉ mỉ và kỷ luật trong mỗi khâu sản xuất, để trái sinh trưởng và phát triển tối ưu", ông Đỗ Bá Vọng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Vinaseed chia sẻ.

Tâm huyết của những người tận tay chăm sóc những trái dưa lưới hàng ngày tại Hanam Hi-tech và quyết tâm của lãnh đạo Vinaseed cuối cùng cũng được đền đáp. Ngày nay, cứ 5 giờ sáng, hàng trăm trái dưa lưới ngọt lành được cắt, đóng gói và vận chuyển đến các cửa hàng, siêu thị trong khắp thành phố chỉ sau 2 - 3 giờ. Người tiêu dùng vì thế có thể thưởng thức những trái dưa lưới thơm ngon và tươi nguyên nhất.

“Dưa lưới từ khu Công nghệ cao Hanam Hi-tech có quả tròn đẹp, khai vân đều, trọng lượng tiêu chuẩn từ 1,5 – 1,8kg. Thịt quả giòn nhưng không cứng, ngọt dịu chứ không ngọt sắc. Đặc biệt, trái dưa với cuống hình chữ T trên vỏ dưa khai vân như mai con rùa tượng trưng cho hình ảnh con hạc đậu trên mai rùa, biểu tượng cho may mắn và trường tồn", ông Vọng nói.

Tầm nhìn về vùng nông nghiệp công nghệ cao kiểu mẫu

Từ câu chuyện của trái dưa lưới Nhật được trồng và tiêu thụ thành công trên đất Việt, những người nặng lòng với nông sản nước nhà tại Vinaseed vẫn ấp ủ những hoài bão lớn hơn của mình.

Không chỉ dừng lại ở những trái dưa lưới Nhật Bản hoàn hảo, Vinaseed còn mong muốn mang đến nhiều hơn nữa những sản phẩm nông sản chất lượng được sản xuất dựa trên công nghệ hiện đại. Hanam Hi-tech sẽ là một khu nông nghiệp công nghệ cao kiểu mẫu tại đồng bằng sông Hồng, được mở rộng quy mô nhờ chuyển giao công nghệ và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Xa hơn, Vinaseed cũng đang có kế hoạch nhân rộng những vùng nông nghiệp chuẩn quốc tế như thế này, bắt đầu hằng một nông trường nữa tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Lãnh đạo Vinaseed tâm tư: “Động lực của chúng tôi đến từ nhu cầu chính đáng được sử dụng nông sản sạch, chất lượng, giá cả phải chăng của người tiêu dùng. Chứng kiến thực tế Việt Nam vẫn đang nhập khẩu 15-20 nghìn tấn dưa lưới từ Trung Quốc mỗi năm, trái cây nhập khẩu Âu, Mỹ thì có giá thành cao hơn ở nước xuất xứ nhiều lần, nhiều nông sản trong nước cứ đến hẹn lại lên “cầu cứu” để được tiêu thụ với giá siêu rẻ, chúng tôi lại khao khát tạo ra một mô hình mới, từng bước thay đổi thực trạng này, có lợi cho cả nhà sản xuất, người nông dân và người tiêu dùng”.

Theo NDH

 Tags: việt nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập438
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại797,931
  • Tổng lượt truy cập90,861,324
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây