Học tập đạo đức HCM

Vùng sâu thoát nghèo nhờ cây chè VietGap

Thứ năm - 26/04/2018 21:58
Cây chè ở Lâm Đồng đóng góp sản lượng lớn vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều mô hình trồng chè cũ đã lạc hậu, năng xuất không cao, chè nhanh già cỗi. Chính vậy nên nhiều cánh đồng chè trồng theo kiểu VietGap đang giúp nhiều buôn làng ở vùng sâu Lâm Đồng thúc đẩy kinh tế, thoát nghèo bền vững.

Giảm chi phí nhờ thay đổi thói quen

Theo Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng, tỉnh này có diện tích trồng chè trên 20 ngàn ha. Nhiều năm trước, việc áp dụng kỹ thuật chưa được triển khai mạnh mẽ, nhiều vùng nông thôn, nhất là vùng sâu người dân còn thờ ơ với những cải tiến mới. Xác định, muốn thay đổi cuộc sống, trước mắt phải thay đổi tư duy nên khắp các buôn làng, cán bộ kỹ thuật đều có mặt để chỉ dẫn cặn kẽ để người dân chú trọng tới năng suất, chất lượng đi kèm với bảo vệ môi trường bền vững chứ không canh tác theo thói quen như trước đây. Mô hình thâm canh VietGap không chỉ giúp giảm tối đa chi phí mà còn đưa ra sản lượng chè đạt chuẩn, thu hoạch đến đâu có doanh nghiệp đến tận ruộng mua đến đấy. Đặc biệt, khi tham gia thâm canh theo tiêu chuẩn VietGap người dân sẽ được bảo đảm sức khỏe. Nhiều giống chè cho năng suất cao được triển khai trên diện rộng ở Bảo Lâm, Bảo Lộc như: giống chè TB14, LĐ97, LDP1, Kim Tuyên, Tứ Quý, Ô Long…

Ông Nguyễn Văn Chung, nông dân sản xuất giỏi của xã Lộc Tân (huyện Bảo Lộc) cũng là người tiên phong trồng chè VietGap cho biết: Trước đây chúng tôi cứ loay hoay đối phó với bệnh tật của chè khi tuổi thọ chè đã già cỗi, có những mùa vụ lại không có người thu mua, năng xuất chỉ được 5 tấn chè búp/ha. Vậy nên khi được thông báo triển khai trồng VietGap, tôi đã mạnh dạn vận động thêm nhiều hộ đồng bào người dân tộc thiểu số đi tập huấn kỹ thuật sau đó về trồng các giống chè mới xen vào diện tích chè cũ đã già cỗi. Từ cách tưới nước, cách bón phân, cách trừ sâu bệnh… đều áp dụng theo quy trình mới. Nhà nước và doanh nghiệp đến tận nơi hỗ trợ phân bón, giống. Làm đúng theo kỹ thuật đã tiếp nhận, các giống chè trồng theo kiểu VietGap cho năng suất gấp hai lần trồng theo thói quen cũ. Với 2ha, vụ chè cuối năm 2017, gia đình ông Chung thu được 25 tấn chè búp, trừ mọi chi phí lợi nhuận hơn 300 triệu đồng.

Vùng sâu thoát nghèo nhờ cây chè VietGap - Ảnh 1Nhiều hộ dân thoát nghèo nhờ chè sạch VietGap

Vẫn còn rộn rã niềm vui mừng, ông Ka Ré ở thôn 7, xã Lộc Tân (Bảo Lộc) chia sẻ: "Là người Cơ ho, ban đầu chúng tôi bỡ ngỡ lắm nhưng hôm nào cũng được cán bộ kỹ thuật xuống tận nhà, tận rẫy chỉ dẫn nên tham gia thôi. Làm mãi rồi thành quen. Giờ nhiều người Cơ ho biết cách tưới nước tiết kiệm, cách bón phân vi sinh, cách tỉa cành theo chu kỳ… Làm theo các kỹ thuật này, chi phí rất thấp, lại được hỗ trợ nên thu nhập người dân đạt được rất cao, trung bình trên 150 triệu/ha, gấp đôi trồng chè theo phương thức cũ".

Từ lợi ích thực tế, năm 2018, Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng sẽ đẩy mạnh triển khai trồng chè theo VietGap trên hàng loạt cánh đồng chè ở Bảo Lâm, Bảo Lộc. Để người dân yên tâm sản xuất và tích cực tham gia mô hình này thì sự liên kết giữa doanh nghiệp-Nhà nước và người dân sẽ được thiết lập chặt chẽ.

ĐÔNG HƯNG-MỸ NGA/ Báo Dân sinh

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập492
  • Hôm nay72,768
  • Tháng hiện tại777,881
  • Tổng lượt truy cập90,841,274
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây