ự xuất hiện của những cây trồng mới và các mô hình vườn-ao-chuồng cho thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm đang là minh chứng cho phong trào phát triển kinh tế đa dạng, năng động của hội viên, nông dân xã Yên Sơn. Có được điều này góp một phần không nhỏ là vai trò hỗ trợ, tạo điều kiện của Hội ND.
Lãi gấp 10 lần sau 3 năm đầu tư
Gia đình bà Lê Thị Dàng (trái), nông dân xã Yên Sơn, thành phố Tam Điệp (Ninh Bình) năm 2016 có doanh thu 360 triệu đồng từ 2,1 ha nghệ đen. Ảnh: Lê Bích
Nhờ có sự tư vấn, hướng dẫn kịp thời của các cấp Hội ND, tôi đã vay vốn mở rộng quy mô trang trại, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi và đem lại những kết quả tốt". Ông Phạm Khắc Nhu
|
Năm 2013, thông qua Hội ND, ông Phạm Khắc Nhu, hội viên chi hội thôn Đoàn Kết, xã Yên Sơn mạnh dạn vay 30 triệu đồng chương trình tín dụng hộ nghèo của Ngân hàng CSXH để mua các loại con giống như lợn, ngan, vịt và gà Ai Cập để phát triển trang trại. Đến nay, trên diện tích rộng gần 2ha với mô hình kinh tế trang trại tổng hợp, mỗi năm gia đình ông Nhu thu lãi gần 400 triệu đồng. Thành công đó một phần ông Nhu sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay, phần khác là Hội ND tạo điều kiện cho đi tập huấn, tham quan các mô hình trang trại lớn trong tỉnh. Từ vị trí người đi tham quan, đến nay, trang trại của ông Nhu lại trở thành điểm tham quan, học tập cho hội viên, nông dân trong và ngoài xã.
Hội ND xã Yên Sơn hiện có 717 hội viên, sinh hoạt tại 10 chi hội. Xác định phong trào phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác Hội, ngoài việc hỗ trợ vay vốn, Hội ND xã luôn vận động các hộ nông dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện của địa phương. Riêng năm 2016, Hội ND xã đã lựa chọn đưa cây nghệ đen vào trồng thử nghiệm trên diện tích 3,5ha ruộng và vườn tạp của 17 hộ hội viên. Gieo trồng từ tháng 2, đến nay cây bắt đầu cho thu hoạch với năng suất cao, đạt trên 1 tấn/sào. Với giá 10.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi sào nghệ đen cho lãi trên 5 triệu đồng. Tuy là vụ đầu tiên, nhưng nhờ nhạy bén liên hệ làm thị trường, Hội ND xã đã ký kết hợp đồng với doanh nghiệp bao tiêu toàn bộ sản phẩm nghệ hàng hóa bà con làm ra. Không còn lo lắng đầu ra, các hội viên chuyên tâm chăm sóc, thu hoạch và có hướng mở rộng diện tích nghệ đen trong những vụ tiếp theo…
Nông dân khấm khá, Hội vững vàng
Bà Lê Thị Dàng, hội viên xã Yên Sơn là một trong những hộ được vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) với số tiền 30 triệu đồng cho biết: "Trước đây, chúng tôi chủ yếu trồng ngô và vải thiều, nhưng hiệu quả không cao. Qua các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật do Hội ND tổ chức, năm 2016 tôi và các hộ khác mạnh dạn chuyển dần từ trồng vải thiều, ngô sang trồng nghệ đen. Qua hoạch toán, thu nhập từ cây nghệ đen cao gấp 5 lần trồng ngô và cao gấp 3 lần trồng vải thiểu…”. Bà Dảng hiện trồng 2,1ha nghệ đen. Năm 2016, bà Dàng thu hoạch gần 40 tấn nghệ đen, doanh thu đạt 360 triệu đồng…
Ông Lê Ngọc Trinh - Chủ tịch Hội ND xã Yên Sơn cho biết: "Những năm qua, Hội ND xin ý kiến cấp ủy, mạnh dạn nghiên cứu các loại giống cây trồng, các loại con nuôi mới đem lại kinh tế cao để giới thiệu cho bà con nông dân. Nghệ đen là một trong những loại cây mà chúng tôi đưa vào giới thiệu chuyển đổi. Nghệ đen cho thu nhập 280-300 triệu đồng/ha. Chúng tôi đang liên kết với nông dân xã ở Phú Long (Nho Quan) để mở rộng diện tích và phát triển mô hình này…".
Theo Lê Bích/Dân Việt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã