Học tập đạo đức HCM

Xúc rau câu, mỗi ngày thu bạc triệu

Thứ ba - 28/02/2017 07:33
Với một nhóm 4-5 chị em phụ nữ, mỗi ngày có thể xúc được 4-5 tạ rau câu, bán với giá 4-5 triệu đồng.

Gần 1 tháng nay, chị em ở thôn Bắc Lý, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong, Quảng Trị có thêm nghề mới – nghề xúc rau câu.

 xuc rau cau, moi ngay thu bac trieu hinh anh 1

Chị em phải ngâm nước nhiều giờ để dùng dủi xúc rau câu dưới nước ngập mặn.

Từ sáng sớm, chị Phan Thị Thành (45 tuổi, trú thôn Bắc Lý) đã cùng 4 chị em trong nhóm kéo chiếc thuyền nhỏ ra giữa vùng trũng rộng mênh mông của thôn để xúc rau câu. Chiếc thuyền nhỏ nằm giữa, 5 chị em dùng chiếc dủi ấn mạnh uống nước xúc rau câu rồi cho vào thuyền. Rau câu mọc ở những nơi nước không quá mặn, vì vậy, cánh đồng trũng sát bên sông Hiếu của thôn Bắc Lý là địa điểm lý tưởng, có rất nhiều rau câu sinh sống.

 xuc rau cau, moi ngay thu bac trieu hinh anh 2

 xuc rau cau, moi ngay thu bac trieu hinh anh 3

Tuy nghề vất vả nhưng lại có thu nhập khá cao nên xúc rau câu vẫn được chị em lựa chọn.

Chị Thành cho biết, mùa rau câu từ tháng 2 - 5. Mỗi ngày, 5 chị em nhóm chị Thành xúc được khoảng 4-5 tạ rau câu, bán giá 10.000 đồng/kg. Nếu phơi nắng, 1 tạ rau câu tươi chỉ còn khoảng 40kg khô nhưng giá cao hơn từ 13.000-15.000 đồng/kg.

 xuc rau cau, moi ngay thu bac trieu hinh anh 4

 xuc rau cau, moi ngay thu bac trieu hinh anh 5

Đưa rau câu lên bờ phơi bán với giá 13.000-14.000 đồng/kg.

Các tiểu thương sau khi thu mua lại rau câu sẽ về nhập cho các công ty chế biến thành thạch rau câu.

 xuc rau cau, moi ngay thu bac trieu hinh anh 6

Từ rau câu tự nhiên sẽ được chế biến thành thạch rau câu và các loại thực phẩm khác nhau..

 xuc rau cau, moi ngay thu bac trieu hinh anh 7

 Chị Nguyễn Thị Nhung (thôn Bắc Lý) rất vui vì năm nay rau câu mọc nhiều, bán được giá.

Nghề vớt rau câu khá vất vả, người phụ nữ phải ngâm nước nhiều giờ liền. Như nhóm chị Nguyễn Thị Nhung (thôn Bắc Lý) làm việc từ 7 giờ sáng cho đến tối mịt mới về nhà. Để tiết kiệm thời gian, chị Nhung, chị Thành mang cơm ăn trưa ngay tại nơi làm việc. Chị Nhung cho hay: “Tuy vất vả nhưng có đồng ra đồng vào, lo cho gia đình, con cái ăn học nên vẫn phấn khởi chọn nghề”.

Theo Ngọc Vũ/ Dân Việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập478
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm469
  • Hôm nay85,730
  • Tháng hiện tại790,843
  • Tổng lượt truy cập90,854,236
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây