Theo đó, UBND huyện Lục Ngạn chỉ đạo các hợp tác xã, tổ hợp tác, Hội Sản xuất tiêu thụ vải thiều hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến đến các hộ dân sản xuất vải thiều về định hướng chung tiến tới 100% diện tích vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu.
Phối hợp với Chi cục Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và PTNT thường xuyên cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc 99ha vải đến khi thu hoạch để đảm bảo đủ điều kiện xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Nhật Bản.
Khuyến khích nhân dân liên kết với các doanh nghiệp, hợp tác xã đã được phía Trung Quốc công nhận đủ điều kiện xuất khẩu vải thiều vào thị trường Trung Quốc, xem xét hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX về tem truy xuất sản phẩm, tem dán vật tư đóng gói vải xuất khẩu sang Trung Quốc.
Đồng thời hướng dẫn, khuyến cáo nhân dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất vải thiều an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng đối với nông sản; tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các quy trình kỹ thuật sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Khuyến khích các hộ nông dân tham gia sản xuất theo quy trình an toàn, đảm bảo vùng sản xuất, sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng của thị trường các nước.
Về công tác xúc tiến thị trường tiêu thụ, do tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới và trong nước còn diễn biến phức tạp, UBND huyện Lục Ngạn xây dựng kế hoạch hỗ trợ nhân dân sản xuất, chế biến và tiêu thụ theo 03 phương án gồm:
Phương án 1: Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, kéo dài ở cả trong nước và thế giới.
Phương án 2: Tình hình dịch bệnh được kiểm soát nhưng chưa hết dịch.
Phương án 3: Tình hình dịch bệnh Covid-19 được ngăn chặn hiệu quả, các hoạt động xuất nhập khẩu trở lại bình thường.
Ngoài ra, thực hiện công tác xúc tiến, truyền thông, chủ động chuẩn bị chu đáo địa điểm (trang trại, hộ sản xuất, hợp tác xã doanh nghiệp, các mô hình sản xuất vải thiều tiêu biểu...) để đón tiếp các thương nhân, doanh nghiệp, các đoàn khách trong và ngoài nước, các đơn vị báo chí đến thăm, khảo sát, tìm hiểu vùng sản xuất để tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm và xúc tiến thu mua sản phẩm vải thiều Lục Ngạn.
Tổ chức tuyên truyền về điều kiện xuất khẩu quả vải tươi vào thị trường Trung Quốc; 36 mã số vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc; 18 mã vùng trồng với diện tích 99 ha đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Trong đó đối với sản phẩm vải thiều xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc trên bao bì nhất thiết phải dùng tiếng Trung Quốc hoặc tiếng Anh ghi rõ tên sản phẩm nơi sản xuất, đóng gói, tên nhà vườn hoặc mã số đăng ký... Từ đó, các hộ sản xuất, hợp tác xã và doanh nghiệp thấy được việc sản xuất vải thiều theo hướng hàng hóa đảm bảo chất lượng cao là yêu cầu tất yếu của thị trường.
Bên cạnh đó, công tác truyền thông cần tập trung vào các cơ quan báo chí. Tập trung khai thác kênh thông tin quảng bá trên hệ thống báo điện tử, mạng xã hội; thí điểm đăng ký quảng cáo, chào bán sản phẩm vải thiều trên một số trang web thương mại điện tử..., đăng thông tin trên mạng điện thoại di động về thời gian vụ thu hoạch vải thiều tại huyện Lục Ngạn.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã