Học tập đạo đức HCM

Thương quá điều ơi! Bài 1: Hạt ngọc của đất trời

Thứ hai - 11/05/2020 22:10
Ở loạt bài này, chúng tôi muốn kể những câu chuyện về hạt điều, những con người làm hạt điều cụ thể đã góp phần tạo kỳ tích cho ngành điều Việt Nam hôm nay...

Đó là những người nông dân trồng điều giỏi, những doanh nhân, nhà khoa học, kỹ sư, nhà quản lý,… Họ có một điểm rất chung là luôn có một khát vọng, đam mê cháy bỏng, gắn bó gần như suốt cuộc đời với cây điều.

Em từ nơi đâu đến đất này?

Sáng nay, nội lại cho tôi theo lên nương lượm hạt điều, dù đã bao lần theo nội đi lượm hạt điều nhưng tôi vẫn thích…

Điều đang vào vụ thu hoạch, từng chùm hạt nặng trĩu đung đưa trước gió. Đàn ong bay qua bay lại len lỏi trong từng chùm hoa. Phía cuối rẫy nội tôi vẫn là những nhà cây nuôi ong (những thùng gỗ có nắp dùng để nuôi ong, bên trong là khung cầu ong và ván ngăn) thấp lè tè dưới tán điều. Từng đàn chim chào mào, chim cu xanh líu lo ríu rít trên cây, chúng tìm ăn những hạt quả chín. Xa xa những chùm hạt quả xanh, quả đỏ, quả vàng còn đọng hơi sương đang lan tỏa mùi chua chua, nồng nồng đặc trưng.

Quả điều. Ảnh: NNVN.

Quả điều. Ảnh: NNVN.

Quả điều có dáng thon bầu, khi chín có màu đỏ sẫm như trái mận đào ở miền Bắc nhưng khác ở chỗ, ở phía dưới hạt lòi ra ngoài (chính vì vậy còn được gọi là “đào lộn hột”). Hạt điều cong như lưỡi liềm, màu xanh lục khi trưởng thành và chuyển sang màu xám trắng khi quả chín.

Có lần tôi hỏi nội là cây điều từ đâu đến? Nội bảo khi lớn lên thì nội đã thấy điều mọc thành rừng vô số kể ở vùng đất đỏ bazan này. Nội tôi còn nói hạt điều quí lắm, người dân quê mình trước đây con nít đem đổi điều lấy cà rem, mấy lão nông mang điều đi uống cà phê, đám hỏi đám cưới thanh niên trong vùng cũng có điều trong mâm ngũ quả. Các dịp lễ, giỗ, người dân quê tôi cũng chưng điều trên bàn thờ tổ tiên.

Nội tôi còn nghe già làng kể lại rằng:

“Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi, có một con chim thật lớn từ ngoài biển bay vào mang theo một loại hạt, hạt nở thành cây; năm tháng qua đi, cây mọc thành rừng, trổ bông kết trái thơm ngát cả một vùng. Mùa ra hoa, kết trái, ong bướm, chim chóc bay về náo nhiệt từ sáng tới chiều. Người dân quê tôi thấy chim ăn được quả lạ nên nghĩ chắc mình cũng ăn được. Ăn thử thấy chua chua, chát chát.

Rồi ngày kia rừng cháy, những hạt điều cũng bị cháy. Người ta lượm hạt lên thấy thơm nên ăn thử thì rất đỗi ngạc nhiên vì hạt điều nướng ăn thơm ngon vô cùng. Bà nội bảo đấy là sản phẩm của đất trời ban tặng cho người dân quê mình”.

Nội tôi còn kể, ngày xưa thời chiến tranh, ông nội tôi còn đào hầm tránh bom, tránh đạn dưới gốc điều. Bà chỉ ra cây điều tổ ngoài sân và bảo ở đó, căn hầm ở đó. Cây điều tổ nhà tôi to lắm, tán nó rộng phủ kín cả công đất, thân cây xù xì, vươn cao. Trên cây có một tổ ong bắp cày nhưng nội không cho tôi phá chọc bậy vì sợ bị ong đánh. Cây điều trút lá trổ bông sau mùa mưa và bắt đầu ra bông vào đầu mùa khô. Bông điều màu tím hồng nở thành chùm, từ lúc ra bông đến khi trái chín mất chừng 8 tuần.

Cây điều tổ nhà tôi nổi tiếng nhất vùng này, trái nó to đều, chỉ có 110-140 hạt/kg khi khô, mỗi năm cây cho thu hoạch gần 200 kg hạt. Điều nhà tôi không chỉ hạt to mà nhân còn đầy lại chắc, ăn thơm ngon và béo lắm. Dân trong vùng và cả bà con ở Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Thuận,… cũng thường đến đây dòm dòm, ngó ngó xin hạt, hoặc chồi về nhân giống.

Bà nội tôi còn kể có lần giặc càn mang xiên đi xôm (đem những que nhọn đi chọc) quanh nhà để tìm hầm Việt Minh, nhưng rất may là chúng không tìm thấy hầm ông nội tôi. Trong những lần bom đìa, đạn xới nhưng ngôi nhà sàn nhỏ bé của ông bà nội tôi vẫn không bị đánh sập nhờ núp bóng dưới tán những cây điều và từ đó điều trở nên thân thương vô cùng đối với gia đình tôi.

Ước mơ ngàn đời của một miền quê

Bà nội tôi còn bảo cây điều có nhiều lợi ích cho người đời lắm. Lá điều để đốt muỗi cho người và gia súc; lá non dùng làm rau; lá bánh tẻ mà xúc thịt rắn bằm xào sả ớt thì ngon vô cùng; gỗ điều dùng làm nhà; cành điều làm củi; quả điều làm bánh mứt hay nấu canh chua cá lóc là món ăn đặc sản nổi tiếng xưa nay. Quả điều còn được ép lấy nước làm nước giải khát hoặc làm rượu chát uống cũng rất ấn tượng. Nhưng phần có giá trị kinh tế cao nhất là nhân hạt điều vì nhân điều có năng lượng cao, có hàm lượng chất béo không bão hòa cao và có lượng đạm cao,… rất tốt cho sức khỏe con người.

Hạt điều đem nướng sẽ trở thành món ăn dân dã, đậm đà hương vị quê hương. Ảnh: NNVN.

Hạt điều đem nướng sẽ trở thành món ăn dân dã, đậm đà hương vị quê hươngẢnh: NNVN.

Như tôi đã nói với các bạn, tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo, thuộc tỉnh Bình Phước, nơi đó điều mọc thành rừng,… Vào những năm 80 - 90 của thế kỷ trước, người dân quê tôi luôn ấp ủ một điều là làm sao để họ sống gắn bó được lâu dài với cây điều, đó là ước mơ nhiều đời của họ.

Thời đó hạt điều được chúng tôi gom từ rẫy về, đêm đêm có người đến mua, nhưng thường thì chúng tôi bị ép và phải bán với giá rẻ. Lúc bấy giờ, người dân quê tôi không biết chẻ điều lấy nhân để xuất khẩu như bây giờ, 100% là xuất khẩu hạt điều nguyên liệu mà chỉ bán được cho một khách hàng duy nhất đến từ Ấn Độ. Có những lúc đang mùa thu hoạch điều, trời đổ mưa lớn, hạt điều đổ đống lên mộng, nổi mốc,… không biết xử lý ra sao, thật là cơ cực!

Nhưng cứ mỗi độ xuân về Tết đến người dân quê tôi lại thấp thỏm mừng lo cầu mong cho trời đất mưa thuận gió hòa điều trúng mùa, trúng giá để có tiền trang trải chi phí, trả nợ mưu sinh cũng như có tiền cho con trẻ đến trường,… Nhưng có mấy khi ước mơ nhỏ bé của họ thành hiện thực; thường thì điều trúng mùa lại rớt giá, hoặc ngược lại; cảnh nghèo vẫn cứ nghèo dù họ đã cố gắng lắm rồi.

Thật là “Thương quá điều ơi!”.  (còn tiếp...)

Lại một mùa điều nữa đến với người dân quê tôi. Chiều nay tôi cùng với cậu con trai của mình ngồi dưới tán điều nghe trái rơi lộp độp, lòng chạnh nghĩ về những con tàu ghé cảng Hội An - Quảng Nam mang theo những hạt giống điều đầu tiên đến Đông Dương... Ông bà nội tôi cũng đã mất từ lâu. Bố mẹ tôi đã già và đã giao trang trại, nhà máy điều lại cho vợ chồng tôi, một nhà máy không lớn lắm, nhưng đó là tâm huyết cả đời của bố tôi và nó cũng đã nuôi lớn chị em tôi.

Tôi thầm cảm ơn những người nông dân trồng điều một nắng hai sương, những bậc tiền nhân đi trước đã cống hiến tiền tài, công sức và cả cuộc đời cho sự phát triển của cây điều quê tôi. Rồi những người khách hàng to có, nhỏ có từ khắp nơi trên thế giới luôn tin yêu vào cây điều. Những giá trị mà họ đem lại luôn được lịch sử ngành điều VN ghi nhận. Đến nay họ người còn kẻ mất, nhưng chúng tôi những người trẻ đảm bảo rằng tên tuổi, công lao của họ sẽ chẳng bao giờ bị lãng quên.

Mãi suy nghĩ mông lung, tôi không ngờ hoàng hôn buông xuống từ khi nào. Chim đã về tổ, phía xa thành phố đã sáng đèn, ở gần đó trong ngôi làng cổ, nhà của chúng tôi vẫn ở đó, những cây điều vẫn ở đó, dưới tán điều những con người làm điều vẫn còn ở đó và họ sẽ viết tiếp câu chuyện cổ tích về cây điều quê tôi.

GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ

Ông Nguyễn Đức Thanh sinh ngày 15/9/1950 tại xã Hồng Dương, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay là Thành phố Hà Nội). Ông lớn lên theo học trường làng, là bộ đội Việt Nam tình nguyện tại chiến trường Lào từ tháng 8 năm 1970 đến tháng 6 năm 1975. Sau giải phóng (30 tháng 4 năm 1975), ông là sinh viên Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội. Quá trình công tác: - Năm 1981, ông Thanh về công tác tại Công ty Ngoại thương Long An; - Năm 1984, ông được phân công làm Giám đốc Xí nghiệp Chế biến Hàng Xuất khẩu tỉnh Long An (1984 – 1995); - Từ năm 1995 – 2001, ông Thanh là Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty LAFOOCO; - Từ năm 2012 đến nay, ông Thanh là Chủ tịch Hội đồng Thành viên kiêm Giám đốc Công ty Tanimex-LA (C&N); - Ông Thanh tham gia Ban chấp hành Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) từ Khóa I đến Khóa IX (1990 – 2018); Tổng Thư ký VINACAS Khóa IV và Khóa V (2000 – 2005); Phó Chủ tịch Thường trực VINACAS Khóa VII (2009 – 2011); Quyền Chủ tịch VINACAS Khóa VI (2007 – 2008); Chủ tịch VINACAS Khóa VIII (2012-2015) và Khóa IX (2016-2018). Ông Nguyễn Đức Thanh là người đầu tiên tổ chức chế biến điều xuất khẩu tại tỉnh Long An.

Ông Nguyễn Đức Thanh sinh ngày 15/9/1950 tại xã Hồng Dương, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay là Thành phố Hà Nội). Ông lớn lên theo học trường làng, là bộ đội Việt Nam tình nguyện tại chiến trường Lào từ tháng 8 năm 1970 đến tháng 6 năm 1975. Sau giải phóng (30 tháng 4 năm 1975), ông là sinh viên Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội.

Quá trình công tác:

- Năm 1981, ông Thanh về công tác tại Công ty Ngoại thương Long An;

- Năm 1984, ông được phân công làm Giám đốc Xí nghiệp Chế biến Hàng Xuất khẩu tỉnh Long An (1984 – 1995);

- Từ năm 1995 – 2001, ông Thanh là Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty LAFOOCO;

- Từ năm 2012 đến nay, ông Thanh là Chủ tịch Hội đồng Thành viên kiêm Giám đốc Công ty Tanimex-LA (C&N);

- Ông Thanh tham gia Ban chấp hành Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) từ Khóa I đến Khóa IX (1990 – 2018); Tổng Thư ký VINACAS Khóa IV và Khóa V (2000 – 2005); Phó Chủ tịch Thường trực VINACAS Khóa VII (2009 – 2011); Quyền Chủ tịch VINACAS Khóa VI (2007 – 2008); Chủ tịch VINACAS Khóa VIII (2012-2015) và Khóa IX (2016-2018).

Ông Nguyễn Đức Thanh là người đầu tiên tổ chức chế biến điều xuất khẩu tại tỉnh Long An.

Thành tựu của ngành điều Việt Nam 30 năm qua đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận. Những năm gần đây, kỳ tích của ngành điều cũng được các phương tiện truyền thông nói đến nhiều.

Năm 2019, theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại Bộ Công Thương, xuất khẩu hạt điều đạt khoảng 450 ngàn tấn nhân điều các loại và kim ngạch xuất khẩu khoảng 3,5 tỷ USD, tiếp tục giữ vị trí số 1 thế giới về chế biến và xuất khẩu. Tại Hội nghị tổng kết ngành nông nghiệp năm 2019, Bộ NN-PTNT cũng đã xác định kim ngạch xuất khẩu hạt điều đến năm 2025 sẽ là 5 tỷ USD; hạt điều là 1 trong 9 mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đạt từ 5 tỷ USD trở lên của ngành nông nghiệp.

Nguyễn Đức Thanh & các cộng sự/https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập128
  • Hôm nay23,138
  • Tháng hiện tại929,240
  • Tổng lượt truy cập90,992,633
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây