Học tập đạo đức HCM

Chà là: Cây trồng tiềm năng ở ĐBSCL

Thứ ba - 02/06/2020 20:32
Hiện nay, trước biến đổi của khí hậu cây chà là được chú ý bởi dễ trồng, vùng thích nghi rộng, giá trị kinh tế cao.
Giống chà là ăn quả, trồng tại vườn ông Xuân, tại TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Minh Đảm.

Giống chà là ăn quả, trồng tại vườn ông Xuân, tại TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Minh Đảm.

Thích khí hậu khô nóng

Quả chà là sấy khô rất được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam. Chúng được nhập khẩu từ các nước như Dubai, Israel, Tunisia,.. và bày bán tại các chợ, siêu thị.

Tại Israel, chà là từ loại cây di thực cung cấp cho người dân bản địa đã phát triển mạnh thành loại trái cây xuất khẩu ra thế giới.

Trước đây, cây chà là cũng được trồng tại Việt Nam. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại rất hiếm khi thấy được cây và trái chà là tươi. Vì ở nước ta, cây chà là gần như tuyệt chủng. Cây chà là đã được nghiên cứu từ rất lâu.

Theo anh Nguyễn Trí Nghiệp, Giám đốc Công ty TNHH MTV Nông Trang Island, một đơn vị đã có trên 30 năm sản xuất cây giống ở Vĩnh Long cho biết: Ở thời điểm trước, các hiểu biết về cây chà là chưa được đầy đủ và sâu sắc cho nên nhiều người trồng đã không mang lại kết quả như mong muốn. Vì vậy, chà là dần bị lãng quên.

Gần đây, cây chà là đã dường như sống lại ở Thái Lan. Nhiều vườn cây chà là rất đẹp. Trái màu sắc rất bắt mắt, sum suê có đến hàng trăm trái trên một quầy. Mỗi quầy có thể nặng đến 15 kg. Người dân trồng chà là xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao.

Anh Nguyễn Trí Nghiệp, Giám đốc Cty TNHH MTV Nông Trang Island cho biết: cây chà là gần đây được nhiều nông dân quan tâm tìm hiểu. Ảnh: Minh Đảm.

Anh Nguyễn Trí Nghiệp, Giám đốc Cty TNHH MTV Nông Trang Island cho biết: cây chà là gần đây được nhiều nông dân quan tâm tìm hiểu. Ảnh: Minh Đảm.

Theo các nghiên cứu phân tích, quả chà là có chứa nhiều chất sắt, vitamin C, đường. Khi sấy khô, vitamin C bị mất đi, đường cô đặc lại. Trên các trang thương mại điện tử, trái chà là sấy khô được nhập khẩu từ Israel có giá bán khoảng 250.000 – 500.000 đồng/kg, tuỳ vào chất lượng quả.

Thời gian qua, cây chà là tại Việt Nam chủ yếu được trồng làm cây cảnh trong các resort, công viên. Người dân chưa chú ý đến phát triển cây lấy quả.

Trước biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, cây chà là đã được nhiều người chú ý trở lại bởi vì cây dễ trồng, giá trị cao. Vùng sinh thái của chà là rất rộng, cây thích nghi được hầu hết các vùng đất từ phèn mặn, đến khô hạn.

Đặc biệt, cây thích khí hậu khô hạn nhưng cần có mạch nước ngầm. Tại Dubai cây chà là thường được trồng ở khu vực ven biển. Ở lĩnh vực làm cây cảnh, cây chà là cũng mang rất nhiều lợi thế để phát triển như dáng đẹp, ít bị đổ ngã, lá cây khô không gây ô nhiễm môi trường.

Trồng cây chà là ăn quả

Tại một số vườn cây hoa kiểng của TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp đã có một số nông dân trồng thành công loại cây ăn quả này. Ông Xuân, chủ cơ sở cây giống hoa kiểng Xuân Trang ở phường Tân Quy Đông có khu vườn trồng vài chục cây chà là. Hiện nay, vườn cây của ông Xuân có cây đã cho trái.

Cây chà là 7 năm tuổi có thể cho đến 80 kg quả mỗi năm. Ảnh: Minh Đảm.

Cây chà là 7 năm tuổi có thể cho đến 80 kg quả mỗi năm. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Xuân cho biết: Cây giống này, tôi mua ở Thái Lan. Cây chà là dễ trồng, thấy ít sâu bệnh, chủ yếu phòng tránh con đuông dừa. Cây trồng sau 2 năm bắt đầu cho trái. Mỗi năm cây cho trái một lần, thời gian kéo dài khoảng hơn một tháng.

 Vườn cây chà là của ông Xuân đã 7 năm tuổi. Những cây này mỗi năm cho khoảng 70-80 kg quả tươi. Giống chà là này trái to, nhiều thịt, hạt nhỏ. Trước nhu cầu mua làm kiểng tăng cao, hiện các cây cho quả được bán với giá 60 triệu đồng/cây. Hiện nay, trên thị trường cũng có một số loại giống chà là chuyên dùng để làm cảnh vì trái nhỏ, hạt to nên ít thịt. Mặc dù, quả có thể ăn được nhưng thịt ít, người trồng chà là lấy quả sẽ không chọn giống này. Để trồng chà là lấy quả nhà vườn nên chọn loại giống cho quả to.

Để trồng chà là ăn quả, nhà vườn nên chọn chà là cho quả to. Ảnh: Minh Đảm.

Để trồng chà là ăn quả, nhà vườn nên chọn chà là cho quả to. Ảnh: Minh Đảm.

Theo các nhà vườn, chà là dễ trồng vì cây ít bệnh, tính thích nghi cao. Tuy nhiên, do đây là loại cây có phân biệt giới tính đực, cái rõ ràng nên việc chọn lựa cây giống sẽ rất khó khăn. Để nhân giống cây chà là người ta có ba cách thực hiện.

Thứ nhất, là tách cây con từ cây mẹ, phương pháp giâm cành. Thứ hai, ươm hạt cho nảy mầm rồi đem trồng. Thứ ba, nhân giống vô tính bằng phương pháp nuôi cấy mô.

Đối với cách trồng thứ nhất, cây chắc chắn cho cây cái và thời gian cho trái sẽ sớm hơn trồng bằng phương pháp gieo hạt khoảng 2 năm.

Phương pháp này sẽ không đủ cây con để tách ra. Đối với cách thứ hai, khi trồng bằng cách này thì số cây đực và cái sẽ có tỷ lệ ngang nhau. Vì cây đực chỉ có giá trị thụ phấn nên cây đực chiếm tỷ lệ cao trong vườn sẽ không mang lại giá trị kinh tế cao.

Thông thường, thụ phấn bằng phương pháp thủ công, tức là dùng máy gió thổi phấn hoa bay đi thì chỉ cần một cây đực là đã có đủ lượng phấn thụ tinh cho khoảng 100 cây cái.

Đặc biệt, phấn hoa cây đực có thể bảo quản một năm mà vẫn có thể thụ phấn được. Với những vườn cây trồng bằng phương pháp gieo hạt, người ta đợi đến khoảng 3 năm thì sẽ biết được cây nào là đực, cái.

Sau đó, những cây đực sẽ được bán để làm cây cảnh tại các công viên. Từ khi công nghệ sinh học phát triển, người ta có thể nhân nhanh giống cây chà là bằng phương pháp nuôi cấy mô. Đây là phương pháp rất ưu việt, vì số lượng cây giống được nhân lên rất nhanh.

Theo một số nhà vườn ở ĐBSCL, đều đặc biệt cần chú ý khi trồng, chà là cũng giống như cây dừa trước khi ra hoa thì cây phải hình thành hoa cái. Nếu khoảng thời gian này, cây thiếu nước sẽ không hình thành hoa cái được cho nên nhà vườn cần quan tâm đến chế độ nước cho cây, nhất là vào mùa khô. Nếu không, cây sẽ không có khả năng ra quả liên tục. Như người dân Bến Tre, Trà Vinh hay gọi là dừa bỏ cổ do cây thiếu nước.

Cây chà không thích bóng râm, vì vậy nên trồng cây ở nhiều ánh sáng. Vì cây ra hoa đơn tính nên trồng cây ở nơi thoáng đãng, nhiều gió giúp cây thụ phấn được tốt hơn. Chà là không đòi hỏi quá nhiều dinh dưỡng, thời gian cây cho trái nhà vườn nên bón phân nhiều thêm một chút để tăng cường dinh dưỡng cho cây.

Quả cây chà là khi chín có màu nâu. (Cây chà là cảnh tại vườn ông Tiến, TP Sa Đéc). Ảnh: Minh Đảm.

Quả cây chà là khi chín có màu nâu. (Cây chà là cảnh tại vườn ông Tiến, TP Sa Đéc). Ảnh: Minh Đảm.

Mùa khô, năm 2020 ĐBSCL cũng như một số địa phương cả nước xuất hiện khô hạn và xâm nhập mặn kéo dài nhiều cây ăn quả bị thiệt hại nặng nề do thiếu nước. Cây trồng có giá trị kinh tế cao như chà là lại tỏ ra rất phù hợp. Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là nguồn cây giống chà là còn khan hiếm nên giá bán mỗi cây chà là dao động từ 3-3,5 triệu đồng/cây.

Điều này, dẫn đến chi phí tăng cao, rất khó để người dân phát triển. Với những tiềm năng lợi thế lớn như vậy nhưng không có nguồn cây giống chất lượng giá cả phải chăng để người dân tiếp cận thì khó có thể khai thác tiềm năng này một cách hiệu quả.

Thời gian tới, rất cần các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, nhiều hơn về cây chà là. Đặc biệt là, nghiên cứu nhân nhanh giống cây để hạ giá thành cho người dân.

Theo PGS.TS Nguyễn Minh Châu, nguyên Viện trưởng Viện Cây ăn quả Miền Nam: Cây chà là có thể trồng được tại Việt Nam.

Tuy nhiên, để phát triển tốt cây trồng này người dân cần phải tham khảo các mô hình bài bản từ khoa học kỹ thuật đến cây giống phải chuẩn thì mới đạt hiệu quả cao.

Cây chà là có tên khoa học là Phoenix dactylifera, thuộc họ cau. Chà là có hàng trăm giống và được trồng phổ biến trên thế giới. Cây có nguồn gốc từ Trung Đông và Bắc Phi, trồng nhiều ở Trung Đông, khối Ả Rập, Ấn Độ, Israel. Sau đó, lan rộng ra toàn thế giới.

Cây có chiều cao trung bình bình từ 15-25m, tương tự cây dừa. Lá giống như lá dừa nhưng cuống lá có nhiều gai nhọn. Quả chà là có hình bầu dục. Còn sống quả có màu xanh khi quả già có màu vàng, chín ngả màu nâu sậm, ăn có vị hơi chát. Quả chín có mùi thơm dễ chịu, chứa nhiều đường có thể dùng ăn tươi hoặc sấy khô.

MINH ĐẢM - HOÀNG VŨ/https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập112
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại873,413
  • Tổng lượt truy cập90,936,806
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây