Học tập đạo đức HCM

Giá tiêu vừa tăng mạnh lại giật lùi: “Cơn sốt” ngắn hạn từ Trung Quốc và do đại lý găm hàng

Thứ năm - 04/06/2020 05:04
Trong 2 ngày cuối tháng 5, giá tiêu xô trong nước bất ngờ tăng mạnh. Có phiên tăng 3.000-5.000 đồng/kg, thậm chí tăng tới 7.500 đồng/kg. Nguyên nhân tiêu "sốt giá" được cho là thị trường Trung Quốc và giới đầu cơ tăng mua mạnh. Tuy nhiên "cơn sốt" này chỉ diễn ra trong ngắn hạn, không phải chuyện bất thường.

Theo ghi nhận của PV Dân Việt, giá tiêu hôm nay tại Việt Nam nhích nhẹ so với hôm qua. Trong đó giá tiêu tại Bà Rịa - Vũng Tàu hiện ở mức 52.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg so với hôm qua. Giá tiêu tại Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước cũng tăng thêm 500 đồng/kg, đạt 51.000 đồng/kg.

Thấp nhất là ở Đồng Nai và Gia Lai, giá tiêu hôm nay giao dịch từ 49.000-49.500 đồng/kg. 

Giá tiêu vừa tăng mạnh lại giật lùi: “Cơn sốt” ngắn hạn từ Trung Quốc và giới đầu cơ - Ảnh 1.

Bảng giá hồ tiêu hôm nay ngày 4/6. Thị trường hồ tiêu trong nước có dấu hiệu tăng trở lại. Nguồn: tintaynguyen

Trước đó, ngày 27 và 29/5 là những thời điểm rất đáng chú ý đối với ngành hàng hồ tiêu. Cụ thể là sau gần 1,5 năm, giá tiêu mới quay trở lại mốc 50.000 đồng/kg.

2 ngày sau đó, giá tiêu ở các vùng trồng trọng điểm liên tục tăng mạnh. Đặc biệt, trong ngày 29/5, giá tiêu tăng tới 7.000 - 7.500 đồng/kg, chạm mốc 60.000 đồng/kg tại Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu). Đây là mức giá mà lần gần nhất có được là từ tận tháng 11/2018.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Nam Hải - Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết: Giá tiêu thời gian qua có lúc đột biến tăng mạnh. Từ chỗ 45.000 – 46.000 đồng/kg, sau đó giá tiêu tăng lên hơn 50.000 đồng và thậm chí có lúc lên đến 60.000 đồng/kg. Nhưng mấy hôm nay, giá tiêu đã hạ nhiệt.

Nguyên nhân tăng nóng những này qua, theo ông Hải, chủ yếu do các thương nhân Trung Quốc có nhu cầu mua nhiều sau khi dịch Covid-19 được nới lỏng, giúp thị trường sôi động hơn.

Thứ hai, các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu thời gian trước đây thường kí hợp đồng bán xa nhiều. Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 căng thẳng, nhiều đơn hàng bị đình lại, chưa giao được. Nay lại bị cảnh thiếu hàng nên phải tăng mua vào để đủ đơn hàng.

"Ngoài ra, cũng do nông dân mà chủ yếu là các đại lí thấy giá tiêu tăng lên thì có tâm lí giữ hàng lại, không bán. Điều này tạo nên một cơn sốt hồ tiêu trong ngắn hạn. Còn thực tế giá tiêu thế giới có tăng đâu", ông Hải nói.

Giá tiêu vừa tăng mạnh lại giật lùi: “Cơn sốt” ngắn hạn từ Trung Quốc và giới đầu cơ - Ảnh 2.

Nông dân Gia Lai thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Đ.T

"Tôi không nắm được con số cụ thể thị trường Trung Quốc. Nhưng theo phản ánh của một số thành viên, khoảng 2 tuần gần đây sức mua hồ tiêu của thương nhân Trung Quốc đã tăng cao hơn trước", ông Hải bổ sung thêm. 

Về lâu dài, ông Hải nhận định nguồn cung hồ tiêu thế giới vẫn đang nhiều hơn cầu. Do diễn biến dịch Covid-19 phức tạp nên một số khách hàng mua số lượng lớn trong ít ngày, tạo ra cơn sốt ngắn hạn. Thực chất thị trường hồ tiêu không có gì bất thường. 

Vụ thu hoạch tiêu vừa rồi của Việt Nam không bị mất mùa. Cung nhiều trong khi cầu chỉ tăng khoảng 3-5%/năm. Năm nay lại vướng dịch Covid-19 nên dự báo việc tiêu thụ vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn. Giá tiêu theo đó rất khó tăng cao đột biến. 

Về chuyện giá tiêu xuống thấp thời gian dài khiến nông dân chán nản chặt bỏ hàng loạt vườn tiêu, ông Hải khẳng định không có chuyện đó. Diện tích hồ tiêu bị chặt chủ yếu ở những vườn già cỗi, nhiễm bệnh nặng và những nơi trồng không phù hợp. Quãng năm 2015-2016 rất nhiều diện tích tiêu trồng mới ở những vùng không phù hợp khí hậu, đất đai, đến nay cho năng suất kém nên bà con mới chặt bỏ để trồng cây khác.

"Những người trồng tiêu lâu năm, có kinh nghiệm chăm sóc, thâm canh, chẳng ai dại gì chặt bỏ. Bây giờ bà con cũng đã thay đổi quan điểm sản xuất, canh tác theo hướng an toàn, hữu cơ nên có những vườn hồ tiêu được bà con chăm chút cẩn thận. Hạt tiêu của họ làm ra có chất lượng tốt nên giá bán luôn cao hơn giá thị trường", ông Hải nói.

Minh Huệ/ https://danviet.vn/gia-tieu-vua-tang-manh-lai-giat-lui-con-sot-ngan-han-tu-trung-quoc-va-do-dai-ly-gam-hang-20200604111903355.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập185
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm182
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại869,502
  • Tổng lượt truy cập90,932,895
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây