Ngoài ra, cần thực hiện thêm các biện pháp sau:
- Lắp đặt thêm lưới chắn trên mặt lồng để tránh cá nhảy ra ngoài gây thất thoát.
- Di chuyển lồng, bè nuôi vào những nơi kín gió, dòng chảy nhẹ để tránh khi bão gió lớn làm vỡ lồng, bè. Đặc biệt phải quan tâm đến tình trạng khung lồng do dòng nước lũ hoặc gió làm vỡ khung lồng, cuốn trôi làm thất thoát sản phẩm.
- Đối với lồng bè trên sông cần thiết kế thêm tấm chắn sóng ở phần phía đầu hệ thống bè (kết hình chữ V để tăng diện tích thoát nước nhanh và giảm áp lực nước, rác thải, cây que lên hệ thống lồng bè).
- Thu tỉa hoặc san thưa giảm mật độ nuôi cá trong lồng nuôi, thường xuyên theo dõi mức nước, màu nước sông/hồ để kịp thời điều chỉnh.
- Theo dõi thời tiết, nhất là những tháng chuyển mùa và những ngày trở trời để kịp thời điều chỉnh giảm lượng thức ăn, tránh dư thừa lãng phí và ô nhiễm môi trường.
- Những ngày mưa bão không cho cá ăn hoặc giảm lượng thức ăn xuống dưới 50%. Đồng thời bổ sung các loại vitamin C, men tiêu hóa để tăng sức đề kháng cho cá.
- Kiểm tra thường xuyên môi trường nước trong lồng nuôi và phòng bệnh cho cá.
Đặng Xuân Trường/http://www.khuyennongvn.gov.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã