Với lợi thế về thiết bị và nhân lực, các Viện của Bộ NN-PTNT có thể hợp tác với khối doanh nghiệp để đem lại hiệu quả cao cho các nghiên cứu khoa học. Ảnh: Tùng Đinh.
Sáng 15/9, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh làm việc với các đơn vị liên quan về xây dựng đề án hợp tác giữa khối các Viện nghiên cứu về trồng trọt của Bộ với doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, chủ lực là các đơn vị thuộc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam (VAAS).
Ông Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc VAAS cho biết, hiện nay trong số 19 đơn vị của Viện thì có 17 đơn vị đang có hợp tác với trên 50 doanh nghiệp. Những doanh nghiệp này là công ty, tập đoàn chuyên sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, vật tư nông nghiệp, xuất nhập khẩu nông sản trên cả nước như Vinaseed, Thaibinhseed, Doveco, Lộc Trời…
Các lĩnh vực hợp tác chủ yếu bao gồm đầu tư nghiên cứu và phát triển; hỗ trợ nghiên cứu và phát triển công nghệ; liên kết sản xuất; chuyển giao bản quyển; hợp đồng tư vấn, chuyển giao công nghệ.
Theo người đứng đầu VAAS, bên cạnh những lợi thế dễ nhận ra, vẫn còn một số vướng mắc còn tồn tại trong quá trình hợp tác giữa đơn vị nghiên cứu khoa học và doanh nghiệp.
Cụ thể, các chương trình hợp tác còn ở mức độ ngắn hạn, từng phần. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thường yêu cầu sản phẩm mạng lại hiệu quả ngay cho sản xuất trong khi có nhiều nghiên cứu khó định gái ngay từ đầu.
Một số khó khăn khác là nhiều doanh nghiệp vẫn ở quy mô nhỏ, thiếu bền vững và những vướng mắc về hành lang pháp lý trong hợp tác.
Đánh giá về tiềm năng trong vấn đề này, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh khẳng định nhu cầu hợp tác của các doanh nghiệp là rất lớn.
“Các doanh nghiệp rất hy vọng được hợp tác vì họ không có lợi thế về thiết bị và nhân lực chất lượng cao như các Viện”, ông nói.
Nhiều ý kiến tại buổi làm việc cũng cho rằng thế mạnh của doanh nghiệp là định hướng sát thị trường và phát triển thị trường cho sản phẩm nghiên cứu. Do đó, quan hệ của 2 bên là tương hỗ cho nhau, nếu hợp tác được sẽ có nhiều thành công.
Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng cho rằng, các chương trình hợp tác hiện nay vẫn chưa đủ sâu và thực chất. Do đó, các đơn vị trong cần thảo luận để xây dựng được đề án thí điểm về hợp tác trong nghiên cứu và Thứ trưởng giao VAAS giữ vai trò chủ trì trong lĩnh vực trồng trọt.
Cụ thể hơn, Thứ trưởng nhấn mạnh 2 vấn đề cần giải quyết trong giai đoạn hiện nay để đẩy mạnh hiệu quả hợp tác. Thứ nhất là cần có những quy định cụ thể về góp vốn và chia sẻ lợi nhuận để đảm bảo cân bằng đóng góp và lợi ích của của 2 bên.
Ngoài ra, để đạt hiệu quả cao nhất các chương trình liên kết ban đầu có thể được thực hiện ở các Viện chính như về lúa, ngô hay cây ăn quả. Ở góc độ doanh nghiệp, có thể lựa chọn những đơn vị có nhu cầu, có nguồn lực và có thiện chí trong việc hợp tác và chia sẻ thành tựu.
Từ những mô hình thí điểm như trên, các chương trình hợp tác sẽ được đánh giá, rút kinh nghiệm trước khi triển khai mở rộng quy mô.
Tùng Đinh
https://nongnghiep.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố