Cụ thể, hai bên hợp tác trồng thuần khoảng 3.000 ha, tương đương 1.000.000 cây; trồng xen 5.000 ha, tương đương 500.000 cây. Việc phát triển mắc ca dựa trên tình hình quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hai bên sẽ phối hợp phát triển các cơ sở chế biến mắc ca.
Tỉnh Đắk Nông sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Hiệp hội Mắc ca Việt Nam cùng các doanh nghiệp đối tác phát triển chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ và chế biến các sản phẩm mắc ca.
Hai bên cùng hỗ trợ nông dân và các tổ chức, cá nhân liên quan đến phát triển sản xuất mắc ca, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tăng thu nhập.
Toàn tỉnh Đắk Nông hiện có khoảng 1.000 ha mắc ca, chủ yếu trồng xen vào các loại cây công nghiệp, tập trung ở các huyện Tuy Đức, Đắk Song, rải rác một số xã ở huyện K’rông Nô, Đắk G’long. Những diện tích trồng mắc ca từ năm 2010- 2013 đến nay đã cho thu hoạch.
Qua thực tế sản xuất thấy, một số dòng mắc ca khá phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu tại Đắk Nông như các dòng QN1, 246, 344, 800, 849, năng suất trung bình 10- 20 kg quả/cây. Cây sinh trưởng phát triển tốt và chống chịu được với sâu bệnh hại. Đặc biệt, mắc ca trồng ở Đắk Nông ra hoa 2 vụ, trong đó vụ chính từ tháng 3- 4, vụ còn lại từ tháng 7- 8 nên người dân có thể thu hoạch quanh năm.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã