Chiều 18/6, ông Võ Văn Phi, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị liên quan để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò.
Theo báo cáo của Sở NNPTNT, tính đến ngày 15/6, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã phát sinh dịch viêm da nổi cục tại 3 xã Xuân Hưng, Xuân Hòa và Xuân Tâm (huyện Xuân Lộc). Đã có 25 hộ chăn nuôi với 83 con bò bị bệnh.
Nguyên nhân ban đầu dịch bệnh có thể xuất phát từ một hộ chăn nuôi trên địa bàn đã nhập 2 con bò không rõ nguồn gốc từ nơi khác về.
Khi bò nuôi xuất hiện triệu chứng bệnh, hộ này lại không khai báo với cơ quan chức năng mà dấu bệnh. Dẫn đến dịch từ bò nuôi của hộ chăn nuôi này lây lan sang các hộ xung quanh do nuôi bò theo hình thức chăn thả.
Các địa phương xin cơ chế sử nguồn kinh phí phòng, chống dịch tại địa phương để chi cho công tác phòng chống dịch viêm da nổi cục.
Để chủ động phòng, chống bệnh dịch viêm da nổi cục trên trâu, bò, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi yêu cầu:
-Các địa phương củng cố lại Ban phòng chống dịch từ cấp huyện đến cấp xã, triển khai kịp thời công tác phòng chống dịch tại địa phương.
- Thực hiện ngay công tác thống kê về tổng đàn trâu, bò tại địa phương làm căn cứ đăng ký mua vaccine; tích cực triển khai tiêm vaccine trên đàn trâu, bò.
-Các huyện căn cứ vào kinh phí dự phòng của địa phương để triển khai công tác phòng chống dịch; thống nhất chủ trương, hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tiêm vaccine từ nguồn ngân sách tỉnh.
-Riêng 3 xã xuất hiện dịch cần thực hiện ngay việc công bố dịch; thực hiện ngay việc tổ chức tiêu độc, khử trùng; hướng dẫn nông dân công tác phòng dịch; đặc biệt kiểm soát không để tình trạng vận chuyển, bán chạy trâu bò dịch là nguồn lây lan dịch.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi cũng đề nghị Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai căn cứ vào công tác phòng chống dịch. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người chăn nuôi về tiêm phòng vaccine, về công tác phòng, chống dịch.
Tổng đàn trâu, bò trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có trên 89.200 con, trong đó có trên 86.100 con bò, trên 3.000 con trâu. Chăn nuôi trang trại khoảng 17.400 con, chăn nuôi nông hộ trên 71.800 con.
Tại các trang trại chăn nuôi bò quy mô lớn đều thực hiện tốt công tác tiêm vaccine phòng chống dịch bệnh. Riêng các hộ nhỏ lẻ do chăn nuôi thả theo đàn nên dễ lây lan dịch bệnh. Vì thế đối tượng cần hỗ trợ vắc xin chủ yếu là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
Nha Mẫn/https://danviet.vn/
https://danviet.vn/dong-nai-trich-kinh-phi-ho-tro-vaccine-phong-benh-viem-da-noi-cuc-tren-trau-bo-20210618200105612.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã