Học tập đạo đức HCM

Đường hướng chi tiết cho vùng cây ăn quả lớn nhất nước

Thứ sáu - 08/05/2020 08:48
Diện tích cây ăn quả của Sơn La đã tăng lên 100.000 ha, đứng đầu cả nước.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh (thứ hai từ trái sang) kiểm tra vùng xoài tập trung tại HTX Cây ăn quả Vân Hồ (Vân Hồ, Sơn La). Ảnh: Lê Bền.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh (thứ hai từ trái sang) kiểm tra vùng xoài tập trung tại HTX Cây ăn quả Vân Hồ (Vân Hồ, Sơn La). Ảnh: Lê Bền.

Ngày 7/5, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh đã kiểm tra và làm việc với UBND tỉnh Sơn La nhằm tăng cường phối hợp hơn nữa giữa Bộ NN-PTNT và tỉnh Sơn La trong chỉ đạo, điều hành sản xuất nông nghiệp của tỉnh, đặc biệt là chiến lược cho vùng cây ăn quả lớn nhất nước này.

Tranh thủ thời cơ thị trường xuất khẩu

Theo Cục Bảo vệ Thực vật (BVTV), đến nay, Cục đã phối hợp với tỉnh Sơn La triển khai cấp được 119 mã số vùng trồng cây ăn quả phục vụ xuất khẩu, với tổng diện tích gần 1.340 ha, sản lượng ước đạt trên 14.000 tấn quả các loại.

Trong đó có 68 mã số phục vụ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với tổng diện tích trên 3.290ha (sản lượng quả ước đạt 47.390 tấn), bao gồm: nhãn 45 mã số vùng trồng, diện tích 2.227ha (sản lượng 33.411 tấn); xoài 22 mã số với diện tích 983ha (sản lượng 12.779 tấn); thanh long 1 mã với diện tích 80ha (sản lượng 1.200 tấn).

Bên cạnh thị trường chủ lực Trung Quốc, tổng số mã số vùng trồng cây ăn quả đã được cấp để xuất khẩu sang thị trường khác như Úc, Mỹ... là 51 mã, với tổng diện tích 344ha (trong đó xoài 14 mã, diện tích 103ha; nhãn 34 mã, diện tích 207ha; mận 2 mã, diện tích 27ha; bơ 1 mã, diện tích 6ha).

Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục BVTV đề nghị Sơn La cần tiếp tục duy trì nghiêm việc tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật tại các vùng cây ăn quả đã được cấp mã số vùng trồng nhằm sẵn sàng các điều kiện để xuất khẩu sang các thị trường, nhất là cơ hội xuất khẩu khi dịch Covid-19 được kiểm soát. Cục BVTV và tỉnh Sơn La tiếp tục phối hợp, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật để cấp thêm các mã số vùng trồng khoảng trên 1.000 ha trong thời gian tới.

Cục BVTV tiếp tục đẩy nhanh công tác đàm phán nhằm mở cửa thêm đối với một số loại trái cây để xuất khẩu sang các thị trường có tiềm năng như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc..., nhất là nối lại việc đàm phán đối với một số loại trái cây để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc khi dịch Covid-19 được khống chế.

Vừa qua, việc Úc cho phép chiếu xạ đối với quả vải và nhãn, xoài ngay tại phía Bắc tại Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội sẽ là điều kiện thuận lợi cho các tỉnh phía Bắc xuất khẩu nông sản sang thị trường Úc, trong đó có sản phẩm trái cây chủ lực của tỉnh Sơn La như nhãn, xoài.

Cục BVTV cũng sẽ thu hút đầu tư, cho phép xây dựng dây chuyền xử lí bằng hơi nước nóng đối với các sản phẩm trái cây xuất khẩu tại phía Bắc nhằm tạo điều kiện cho việc xuất khẩu trái cây tại các tỉnh phía Bắc thuận lợi hơn.

Ông Hoàng Trung kiến nghị ngành Nông nghiệp Sơn La kiểm soát một số nguy cơ về dịch bệnh trên cây ăn quả; tăng cường quản lí và đẩy mạnh việc sử dụng phân bón hữu cơ trong nông nghiệp, đặc biệt là trên cây ăn quả nhằm phát triển một cách bền vững (nhất là cây ăn quả trên đất dốc), bởi tỉ lệ sử dụng phân bón hữu cơ tại Sơn La nhìn chung vẫn còn thấp.

Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng thuốc trừ cỏ trên địa bàn tỉnh, nhất là các hoạt chất đã cấm lưu hành tại Việt Nam như Glyphosate, Paraquat, 2,4D.

Hiện Cục BVTV đang tiến hành rà soát nghiên cứu nhằm tiến tới cắt giảm hơn nữa một số hoạt chất thuốc BVTV có độ độc cao để thay thế bằng thuốc sinh học...

Tiếp thu các ý kiến, ông Nguyễn Thành Công, Giám đốc Sở NN-PTNT Sơn La khẳng định, thời gian tới, ngành nông nghiệp Sơn La sẽ phối hợp với các cơ quan của Bộ NN-PTNT nhằm siết chặt việc quản lí, kiểm tra xử lí đối với một số vấn đề còn tồn tại như quản lí thuốc BVTV (nhất là thuốc trừ cỏ); nguy cơ một số dịch bệnh trên cây ăn quả, trước mắt là quản lí giống và bệnh virus trên cây chanh leo cũng như các loại giống cây ăn quả khác...

Xoài Vân Hồ, Sơn La. Ảnh: Lê Bền.

Xoài Vân Hồ, Sơn La. Ảnh: Lê Bền.

Tại buổi làm việc, các địa phương sản xuất nông nghiệp trọng điểm của tỉnh Sơn La như Mộc Châu, Mai Sơn, Sông Mã... đã kiến nghị Bộ NN-PTNT và UBND tỉnh Sơn La ưu tiên hỗ trợ đầu tư, thúc đẩy đối với một số nội dung: Tiếp tục thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến sâu đối với cây ăn quả, nhất là các loại cây ăn quả chủ lực của tỉnh như xoài, nhãn; tiếp tục chỉ đạo các cơ quan khoa học của Bộ NN-PTNT hỗ trợ đào tạo tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất rau, nhất là rau trái vụ tại các vùng có lợi thế đặc thù như Vân Hồ, Mộc Châu và kỹ thuật canh tác, thâm canh cây ăn quả; nghiên cứu công nghệ và thu hút đầu tư xử lí chất thải trong nông nghiệp thành phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất cây ăn quả; tiếp tục hỗ trợ kêu gọi thu hút đầu tư, liên kết tiêu thụ - xuất khẩu – chế biến...

UBND tỉnh Sơn La đề nghị Bộ NN-PTNT tiếp tục đẩy mạnh, sâu hơn nữa trong quan hệ hợp tác giữa tỉnh Sơn La và Bộ NN-PTNT, không chỉ trong lĩnh vực trồng trọt mà còn mở rộng thêm trên nhiều lĩnh vực khác như chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp...

Không mải mê trên thành quả

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh đánh giá Sơn La là điển hình về tái cơ cấu nông nghiệp trong những năm qua. Từ là vựa ngô lớn nhất nước, chỉ trong một thời gian ngắn, Sơn La đã nhanh chóng bứt phá, trở thành vựa cây ăn quả lớn nhất nước.

Đây là kết quả từ sự quyết tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị của tỉnh Sơn La, nòng cốt là người đứng đầu của tỉnh đã tạo ra động lực to lớn cho sự phát triển.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đặc biệt đánh giá cao việc thu hút đầu tư các doanh nghiệp chế biến vào địa bàn tỉnh miền núi khó khăn như Sơn La.

Ngoài các nhà máy chế biến rau quả đã đi vào hoạt động, một số dự án đầu tư nhà máy chế biến rau quả của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động trong năm 2020, đồng thời tiếp tục có các dự án chế biến khác sẽ khởi công xây dựng mới ngay trong năm nay...

Tuy nhiên, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cũng cho rằng tỉnh Sơn La không nên quá say sưa với những thành quả hiện có, mà cần tiếp tục triển khai chặt chẽ một số nội dung về phát triển rau quả một cách bền vững, Cụ thể, cần tiếp tục rà soát, đánh giá lại các đối tượng cây trồng, nhất là cây ăn quả còn dư địa phát triển để xây dựng quy hoạch, kế hoạch sản xuất cho phù hợp. Đặc biệt là khâu quy hoạch cây ăn quả cho tỉnh Sơn La nói riêng cũng như các tỉnh khác của vùng Miền núi phía Bắc nhằm không để bùng lên mất kiểm soát, trên cơ sở cân đối, có lợi thế về khí hậu, đất đai và thị trường...

Với sản xuất rau ôn đới, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đồng ý chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ NN-PTNT tiếp tục phối hợp với tỉnh Sơn La tiếp tục nghiên cứu, cho phép kéo dài thêm các đề tài nghiên cứu, hỗ trợ tỉnh Sơn La phát huy lợi thế này, nhất là các loại rau trái vụ... Đề nghj Tập đoàn Massan vào cuộc, đẩy mạnh phân phối.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh và ông Lò Minh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La đồng ý và khẳng định thời gian tới, tiếp tục cam kết đồng hành, phối hợp chặt chẽ hơn nữa cùng nhau trong tái cơ cấu nông nghiệp..., đặc biệt là lựa chọn một số khâu đột phá về nông nghiệp cho tỉnh Sơn La trên cơ sở lợi thế của tỉnh.

Luồng gió mới ở vùng biên giới Chiềng Xuân

Tại xã Chiềng Xuân (huyện Vân Hồ), một xã vùng sâu đặc biệt khó khăn chỉ trong vòng 3-4 năm gần đây, đã thành lập được 3 HTX chuyên canh về cây ăn quả.

Tại HTX Cây ăn quả Vân Hồ, đến nay, HTX đã thu hút hơn 20 hộ xã viên, hợp tác trồng cây ăn quả với diện tích gần 100ha, trong đó có hộ đã phát triển cây ăn quả như xoài, nhãn với diện tích hàng chục hecta. Kinh tế hợp tác thực sự đang trở thành luồng gió mới ở vùng biên giới đặc biệt khó khăn như Chiềng Xuân.

Niềm vui được mùa xoài của nhà vườn tại Chiềng Xuân. Ảnh: Lê Bền.

Niềm vui được mùa xoài của nhà vườn tại Chiềng Xuân. Ảnh: Lê Bền.

Ông Đỗ Hùng Long, một hộ dân có trên 10ha chuyên canh xoài và nhãn tại đây phấn khởi cho biết: Năm nay, trên 5ha xoài của HTX đã bước sang năm thứ 4, cho quả sai chưa từng thấy.

Giống xoài Đài Loan được ông đưa vào trồng ở đây với quy trình thâm canh bằng phân bón hữu cơ được ngâm ủ, trọng lượng xoài đạt bình quân tới 1kg/quả (có quả gần 2kg). Năm nay, xoài ra hoa nhiều đợt nên khả năng rải vụ thu hoạch rất tốt.

"Chỉ cần 1 cây xoài giữ 15 quả, mỗi gốc xoài vụ này sẽ cho thu hoạch khoảng 20kg, năng suất khoảng 10 tấn/ha. Hiện thương lái, các doanh nghiệp xuất khẩu đã vào đặt mua trọn gói với giá 11.000 đ/kg", ông Long phấn khởi cho biết.

Lê Bền /https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập180
  • Hôm nay29,475
  • Tháng hiện tại935,577
  • Tổng lượt truy cập90,998,970
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây