Hiện nay tỉnh Tuyên Quang có 570.860 con lợn. Tỉnh phấn đến cuối năm 2020, đàn lợn sẽ đạt 585.700 con, xấp xỉ bằng với tổng đàn của đầu năm 2019 khi chưa có DTLCP. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh đã thực hiện hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do DTLCP với tổng kinh phí phải hỗ trợ thiệt hại là trên 56,5 tỷ đồng. Ngành NN-PTNT và các điạ phương trong tỉnh xác định việc tái đàn phải từng bước, lựa chọn được con giống có nguồn gốc rõ ràng, tái đàn theo đúng quy trình từ ít đến nhiều, không ồ ạt; tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ đầu vào của con giống, hạn chế nguồn lợn có mầm bệnh.
Đảm bảo việc tái đàn thành công, hạn chế dịch bệnh tái phát, tỉnh đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng công nghiệp, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, VietGAHP; khuyến khích các tổ chức, cá nhân có tiềm lực đầu tư vào chăn nuôi áp dụng kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao, tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học, tạo sản phẩm chất lượng an toàn thực phẩm cung cấp cho người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Dưới đây là một số hình ảnh về việc tái đàn sau DTLCP tại tỉnh Tuyên Quang:
Tỉnh Tuyên Quang phấn đấu, đến cuối năm 2020, tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh đạt mốc 585.700 con, tương đương giai đoạn chưa có DTLCP. Ảnh: Đào Thanh.
Một trong những khó khăn lớn nhất trong việc tái đàn hiện nay là vấn đề con giống. Với giá trung bình từ 1,7 đến 3 triệu đồng/con lợn giống thực sự là thách thức với nhiều hộ chăn nuôi. Ảnh: Đào Thanh.
Đảm bảo việc tái đàn thành công, cán bộ nông nghiệp từ tỉnh đến cơ sở đồng hành cùng người nông dân hướng dẫn các giải pháp phòng trừ dịch bệnh, chăn nuôi đảm bảo an toàn dịch học, an toàn dịch bệnh. Ảnh: Đào Thanh.
Năm 2019, tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện hỗ trợ 56,5 tỷ đồng cho các hộ gia đình bị thiệt hại bởi DTLCP. Số tiền này đã giúp nhiều hộ dân vượt qua khó khăn, tái đàn trở lại. Ảnh: Đào Thanh.
Đảm bảo an toàn dịch bệnh, ngoài hệ thống chuồng trại thoáng mát, sạch sẽ, các hộ nuôi lợn nái đầu tư sàn nhựa thoáng mát, sạch sẽ đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho lợn sữa. Ảnh: Đào Thanh.
Trải qua thiệt hại lớn bởi DTLCP (có hộ mất đến tiền tỷ), nên các hộ dân đều hiểu được nếu không thực hiện tốt việc tiêm phòng, tiêu độc khử trùng thì rủi ro trong chăn nuôi sẽ rất lớn. Ảnh: Đào Thanh.
Lợn giống xuất, nhập chuồng ngoài tiêm phòng dịch bệnh, các hộ chăn nuôi đều thực hiện nghiêm việc phun thuốc tiêu độc khử trùng. Ảnh: Đào Thanh.
Đào Thanh - Đồng Văn Thưởng/ Nông nghiệp
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Kế hoạch triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số” gắn với “Học tập số” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới