Ông Ngô Tất Thắng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết: Trên cơ sở những kết quả đã đạt được của giai đoạn trước, thời gian này, nhiệm vụ quan trọng tạo nền tảng cho nông nghiệp hữu cơ chính là công tác quy hoạch. Ngành sẽ phối hợp với các sở, ngành và địa phương rà soát, cập nhật, đồng bộ quy hoạch các lĩnh vực của ngành với quy hoạch của tỉnh và quy hoạch sử dụng đất của địa phương. Từ đó, đảm bảo sự ổn định cho sản xuất, đáp ứng yêu cầu của nông nghiệp bền vững, thu hút đầu tư. Cùng với đó, ngành tập trung thu hút doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp gắn với chế biến, chế tạo; chuẩn hóa trong sản xuất; đẩy mạnh chế biến sản phẩm nông sản và ứng dụng tiến bộ KHKT vào quản lý.
Nhằm từng bước hiện thực hóa nền nông nghiệp hiện đại, năm nay ngành triển khai đề án nông nghiệp hữu cơ; tiếp tục hoàn thiện, đưa vào vận hành ổn định khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cấp tỉnh về thủy sản tại huyện Đầm Hà. Bên cạnh đó, ngành cũng triển khai các bước của Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh sau khi được Chính phủ phê duyệt. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho Tập đoàn TH True Milk thực hiện dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chăn nuôi bò sữa tập trung tại huyện Đầm Hà. Các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ tạo nền tảng, động lực, thực hiện tốt vai trò dẫn dắt quan trọng trong nông nghiệp công nghệ cao của Quảng Ninh. Trên cơ sở đó, ngành phát triển các trung tâm sản xuất giống công nghệ cao về cây lâm nghiệp ở Quảng Yên, Móng Cái; tôm, cá biển ở Móng Cái, Đầm Hà; nhuyễn thể ở Vân Đồn; thủy sản nước ngọt ở Đông Triều, Quảng Yên...
Năm 2021, ngành Nông nghiệp sẽ đẩy mạnh sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đối với cây na Đông Triều.
Cùng với đó, ngành tập trung đẩy mạnh ứng dụng rộng rãi công nghệ sinh học để tạo giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản chất lượng tốt, thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh; tiếp nhận công nghệ từ các nước có trình độ phát triển cao về nông nghiệp. Trong đó, trọng tâm là sản xuất giống và thức ăn công nghiệp, chế phẩm sinh học, thuốc thú y; chế biến các sản phẩm cao cấp, sản phẩm ăn liền; công nghệ bảo quản sau thu hoạch... Bên cạnh đó, ngành NN&PTNT cũng ưu tiên nghiên cứu bảo tồn nguồn gen quý phục vụ chọn lọc, cải tạo những giống đặc sản.
Ngành tập trung ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ vệ tinh và các thiết bị điện tử trong việc triển khai nhiệm vụ quản lý nhà nước; chủ động công nghệ thông tin để cập nhật số liệu, dữ liệu, chỉ đạo điều hành nhằm kết nối với Trung tâm điều hành thành phố thông minh tỉnh. Trước mắt, ngành triển khai hoàn thiện cơ sở dữ liệu để quản lý 3 loại rừng; theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; công tác cảnh báo sớm cháy rừng; quản lý diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC. Ở lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, sẽ nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ nuôi tiên tiến, công nghệ tuần hoàn tiết kiệm nước, nuôi có chứng nhận góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.
Hạ An/Cổng thông tin điện tử Tỉnh Quảng Ninh (quangninh.gov.vn)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã