Học tập đạo đức HCM

Kết nối thực phẩm thị trường nội địa bằng công nghệ

Thứ hai - 17/08/2020 21:28
Kết nối thực phẩm trên nền tảng công nghệ là hướng đi mới mẻ mà một doanh nghiệp đang thực hiện nhằm đưa nông sản đến người tiêu dùng một cách nhanh chóng.
Đội ngũ Food Connect làm việc trực tiếp với nông dân để kết nối thực phẩm. Ảnh: Food Network.

Đội ngũ Food Connect làm việc trực tiếp với nông dân để kết nối thực phẩm. Ảnh: Food Network.

Dự án Kết nối thực phẩm (Food Connect) được Công ty Cổ phần Food Network triển khai từ đầu năm nay.

Ý tưởng của dự án được bắt nguồn từ những lần tham gia giải cứu nông sản của đội ngũ Food Conect trong mấy năm trước, như giải cứu chuối, giải cứu khoai, giải cứu thịt heo… khi những nông sản này gặp khó khăn về tiêu thụ do bí đầu ra xuất khẩu hay sản lượng vượt quá xa so với nhu cầu trong nước.

Từ những đợt tham gia giải cứu ấy, đội ngũ Food Connect đã nhận thấy cần phải có một giải pháp kết nối giữa nông dân và thị trường để giúp các nông hộ, hợp tác xã có thể tiêu thụ nông sản, thực phẩm một cách bền vững.

Ông Nguyễn Tuấn Khởi, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Food Network, cho biết, việc tham gia Hội nghị các Ngân hàng thực phẩm Châu Á tại Hàn Quốc trong năm 2019, cũng có tác động không nhỏ vào việc hình thành Dự án Kết nối thực phẩm.

Ông Khởi chia sẻ “Tại hội nghị này, tôi đã được biết đến rất nhiều mô hình, doanh nghiệp đang có tác động lớn tới xã hội ở nhiều nước với mô hình kết nối thực phẩm như Imperfect Produce, Tanihub…

Tôi nhận thấy việc giải cứu nông sản hay trao tặng thực phẩm cho những cộng đồng có nhu cầu theo mô hình Food Bank (ngân hàng thực phẩm) là chưa đủ. Phải thành lập mô hình doanh nghiệp tạo tác động xã hội thực sự, giúp người nông dân tiêu thụ nông sản nhưng đồng thời cũng tìm cho họ giải pháp, cùng họ ngồi xuống giải bài toán thị trường của chính họ”.

Ông Nguyễn Tuấn Khởi: Từ kinh nghiệm và mạng lưới của mình, chúng tôi đã và đang tập hợp lại tất cả các nhu cầu của nông dân và người tiêu dùng để tạo ra một sân chơi chung với sự tham gia win – win (cùng thắng) giữa các bên. Food Connect hy vọng sẽ tạo nên một chuỗi khép kín hiệu quả từ sản xuất, kết nối đến tiêu thụ thực phẩm một cách bền vững.

Sau một thời gian chuẩn bị, Food Connect đã được Food Network triển khai trong năm nay. Những nông sản đầu tiên mà Food Conect kết nối là khoai lang, thanh long, dưa hấu và bơ.

Đây là các sản phẩm mà đội ngũ Food Connect đã tham gia hỗ trợ tiêu thụ theo những chương trình “giải cứu” trước đó, nên đủ hiểu biết về tính năng sản phẩm, vùng nguyên liệu và có nhiều đối tác.

Các sản phẩm này hiện cũng đang bị tồn nhiều do dịch Covid-19. Tiếp theo đó, nhiều loại nông sản khác cũng lần lượt được kết nối vào mạng lưới.

Food Connect làm việc trực tiếp với bà con nông dân, các hợp tác xã, qua đó chọn ra các hộ đạt tiêu chuẩn sản xuất an toàn, có các chứng chỉ VietGAP, GlobalGAP để giới thiệu trực tiếp sản phẩm của họ đến người tiêu dùng qua website thương mại điện tử foodconnect.vn.

Các sản phẩm đạt chất lượng đều được đội ngũ Food Connect dán nhãn xanh, tức đã được kiểm tra, xác minh từ đội ngũ Food Connect kết hợp với các kỹ sư nông nghiệp, hay bộ phận thẩm định.

Đến thời điểm này, Food Connect đã kết nối được hơn 900 nông hộ, 12 liên minh hợp tác xã, hợp tác xã nông nghiệp với hơn 20 loại nông sản.

Về thị trường, Food Connect đang kết hợp với Grab và làm việc với hàng ngàn cửa hàng bán rau củ quả truyền thống để hình thành mạng lưới các “trạm Food-Connections”.

Đây là những cửa hàng bán các sản phẩm nông sản của nông dân, hợp tác xã đã được kết nối vào mạng lưới Food Connect. Các tài xế của Grab sẽ đảm nhận phần giao nhận sản phẩm cho khách hàng đặt mua, đảm bảo sản phẩm được phân bổ rộng rãi và đến tay người tiêu dùng kịp thời.

Thanh Sơn/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập99
  • Máy chủ tìm kiếm14
  • Khách viếng thăm85
  • Hôm nay34,561
  • Tháng hiện tại980,455
  • Tổng lượt truy cập91,043,848
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây