Học tập đạo đức HCM

Làm giàu với loài côn trùng thơm như hương quế

Thứ tư - 30/09/2020 10:27
Vốn yêu thích côn trùng, sau nhiều năm nghiên cứu, chị Nguyễn Thị Lan đã nuôi và chế biến thành công các sản phẩm từ con cà cuống lừng danh, thơm nức như hương quế.

Khởi nghiệp từ đam mê…

Đến với xã biên giới Phước Chỉ, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh hỏi về trại cà cuống của chị Nguyễn Thị Lan (SN:1985) hầu như bà con ai cũng biết. Chị không chỉ là người đầu tiên đưa con cà cuống về địa phương nuôi, mà còn chế biến sâu sản phẩm và là địa điểm thân thuộc của bà con trong vùng đến tham quan học hỏi kinh nghiệm.

Mô hình nuôi cà cuống của chị Lan. Ảnh: Trần Trung.

Mô hình nuôi cà cuống của chị Lan. Ảnh: Trần Trung.

Chị Lan tiếp chúng tôi trong trang trại cà cuống rộng 3.000 m2 được đầu tư bài bản, khoa học nằm ở khu ở khu vực A8 sát biên giới Campuchia. Bà chủ thế hệ 8X  Nguyễn Thị Lan cho biết, Phước Chỉ là thủ phủ lúa của Tây Ninh, từ nhỏ cuộc sống của chị gắn liền với đồng ruộng, cùng với lúa gạo, những sản vật thiên nhiên như cà cuống, cua, ếch… đã nuôi sống những thế hệ thanh niên như chị khôn lớn. Do môi trường hiện nay có nhiều thay đổi, cà cuống đang dần biến mất trong tự nhiên, từ đó thôi thúc chị khôi phục loài vật nuôi tưởng chừng như đã mất này.

Sau khoảng 1 năm tìm hiểu, năm 2016 chị đầu tư làm 10 ao cà cuống với 2.000 con giống. Năm 2017 chị bắt đầu tung sản phẩm ra thị trường thì được người tiêu dùng đón nhận nồng nhiệt, thành quả đem lại ngoài sức tưởng tưởng, giá bán rất cao, đem lại lợi nhuận lớn cho gia đình chị.

Cà cuống có tinh dầu thơm nức như hương quế, giúp chị Lan có thu nhập cao. Ảnh:: Trần Trung.

Cà cuống có tinh dầu thơm nức như hương quế, giúp chị Lan có thu nhập cao. Ảnh:: Trần Trung.

Theo chị Lan, cà cuống là loài sinh sản nhanh với số lượng lớn, theo đó, cà cuống đẻ quanh năm, mỗi lần đẻ cách nhau 1 - 1,5 tháng. Mỗi ổ cà cuống có khoảng 100 trứng, sau 5 - 7 ngày trứng nở thành ấu trùng, tỷ lệ nở khoảng 98%. Từ khi nở đến lúc xuất bán làm giống mất 45 ngày; còn nuôi dưỡng để sinh sản mất 75 ngày…

“Nuôi cà cuống không khó, nhưng gầy đàn cà cuống không dễ chút nào. Cà cuống là loài rất nhạy cảm với môi trường, nhất là thuốc trừ sâu. Để nuôi được cà cuống cần chọn nơi thoáng mát, nguồn nước không bị ô nhiễm. Chính vì vậy người nuôi cần theo dõi liên tục quá trình sinh trưởng, sinh sản để kiểm soát tỷ lệ đạt, chết của cà cuống, qua đó điều chỉnh cách chăm sóc phù hợp”, chị Lan tiết lộ.

Đến mô hình Aquaponics

Để đảm bảo nguồn nước nuôi cà cuống sạch, người nuôi phải thay nước thường xuyên, với qui mô 10 ao nuôi cà cuống như gia đình chị Lan, mỗi ngày phải cần tới 30 khối nước sạch để thay thế. Ngoài ra, quá trình sinh trưởng từ khi nở đến trưởng thành thì chúng trải qua 5 lần lột xác, mỗi lần như vậy người nuôi phải theo dõi để vớt phôi xác mất nhiều thời gian…

Đầu năm 2020, được Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh Tây Ninh tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, giới thiệu về mô hình Aquaponist (Aquaponist là sự kết hợp giữa Aquaculture còn gọi là nuôi trồng thủy sản và Hydroponics nuôi trồng thủy canh). Nhận thấy mô hình này đã được nhiều nước tiên tiến trên thế giới ứng dụng vào sản xuất, chị Lan đã mạnh dạn đầu tư xây dựng thêm 30 ao nuôi cà cuống với quy mô gần 10.000 con và thả hàng chục kg cá lia thia cùng 1.000 m2 vườn rau hữu cơ để sản xuất theo quy trình khép kín.

Ngoài sản phẩm chính là cà cuống, rau thủy canh không chỉ giúp cải tạo môi trường mà còn tăng thu nhập đáng kể cho chị Lan. Ảnh: Trần Trung.

Ngoài sản phẩm chính là cà cuống, rau thủy canh không chỉ giúp cải tạo môi trường mà còn tăng thu nhập đáng kể cho chị Lan. Ảnh: Trần Trung.

 Chị Lan chia sẻ, theo mô hình này, thức ăn của cà cuống là cá lia thia và rau sẽ được nuôi trồng trong cùng một hệ tuần hoàn. Cà cuống ăn thức ăn và tạo ra chất thải trong nước. Nước có chứa chất thải được đưa vào hệ thống lọc cơ học và vi sinh. Nhờ sự tham gia của vi khuẩn có lợi sẽ biến đổi nước thải từ bể thủy sản thành chất dinh dưỡng hữu cơ dẫn vào các bể trồng rau, cây rau hấp thụ dưỡng chất trong nước, sau đó lọc sạch nước và cung cấp ngược trở lại cho bể cà cuống và cá lia thia.

“Từ khi áp dụng mô hình Aquaponics, đàn cà cuống phát triển khỏe mạnh, tỷ lệ hao hụt thấp, ngoài ra còn tiết kiệm được 30% chi phí sản xuất đầu vào như: chủ động được cá lia thia tạo nguồn thức ăn an toàn cho cà cuống, giảm 50% lượng nước sạch cung cấp hàng ngày, giảm 70% nhân công lao động …” chị Lan tiết lộ.

Nhờ quy trình Aquaponics hoàn toàn khép kín nên cà cuống khỏe mạnh, phát triển tốt. Ảnh: Trần Trung.

Nhờ quy trình Aquaponics hoàn toàn khép kín nên cà cuống khỏe mạnh, phát triển tốt. Ảnh: Trần Trung.

 Hiện mỗi tháng trang trại của chị Lan cung cấp ra thị trường hơn 10.000 con cà cuống thương phẩm, sau khi trừ chi phí đem lại lợi nhuận không dưới 40 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, hàng tháng chị Lan cung cấp ra thị trường hàng trăm kg sạch các loại.

Chế biến sâu, xây dựng thương hiệu

Theo chị Lan, cà cuống là loài sinh sản nhanh với số lượng lớn, hiện nay người tiêu dùng chủ yếu chỉ biết biết đến các sản phẩm được chế biến từ thịt cà cuống như luộc, chiên, hấp. Tuy nhiên, giá trị nhất lại nằm ở túi tinh dầu ở phần dưới bụng của cà cuống đực. Trên thực nghiệm y học, tinh dầu này  có công dụng như một chất kích thích thần kinh, gây hưng phấn và tăng cường nhẹ khả năng sinh dục. Theo đông y, đây là dược liệu có vị ngọt, cay, tính bình, không độc, có tác dụng bổ thận, tráng dương, lợi tiêu hóa.

Nắm bắt được điều này, chị Lan đầu tư vào dây chuyền sản xuất, chế biến nước mắm cà cuống nhằm “đi tắt đón đầu” để đa dạng hóa các sản phẩm từ cà cuống, tăng giá trị cho sản phẩm.

Công thức để làm ra nước mắm cà cuống rất đơn giản, chỉ cần tinh dầu của khoảng 5 con cà cuống đực có thể kết hợp cùng 1 lít nước mắm truyền thống là tạo ra được sản phẩm.

Nước mắm cà cuống của chị Lan là sản phẩm độc đáo được nhiều đối tác tìm đến đặt hàng. Ảnh: Trần Trung.

Nước mắm cà cuống của chị Lan là sản phẩm độc đáo được nhiều đối tác tìm đến đặt hàng. Ảnh: Trần Trung.

Để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, nắm bắt chương trình mỗi xã một sản phẩm Ocop, ngay từ khi chương trình được triển khai, chị Lan đã làm thủ tục đăng ký sản phẩm nước mắm cà cuống mang tên “Phong Lan”. Sau khi xét duyệt, sản phẩm nước mắm của chị Lan là một trong những sản phẩm đầu tiên của tỉnh Tây Ninh được đề nghị cấp giấy chứng nhận.

“Từ khi được đề nghị cấp giấy chứng nhận sản phẩm Ocop, tiếng lành đồn xa, nhiều công ty, doanh nghiệp kể cả các siêu thị uy tín tìm đến để tìm hiểu sản phẩm. Nước mắm cà cuống của tôi nhận được rất nhiều lời khen ngợi  từ các đối tác và ngày càng có nhiều đơn hàng đặt hàng từ khắp mọi miền đất nước”, chị Lan phấn khởi nói.

Để phát huy tối đa giá trị sản phẩm, bên cạnh tiếp tục nâng cấp, mở rộng dây chuyền sản xuất, chị Lan còn liên kết hàng chục bà con trong và ngoài địa phương để tạo các vệ tinh cung cấp nguồn nguyên liệu cà cuống, dự kiến 100.000 con mỗi tháng.

Ông Nguyễn Phước Nhiên, Chủ tịch UBND xã Phước Chỉ nhận định: Phước Chỉ là xã biên giới còn nhiều khó khắn, đa số người dân sống bằng cây lúa. Mô hình nuôi trồng và chế biến các sản phẩm từ cà cuống của chị Lan là hướng đi đột phá, hiện sản phẩm này đã được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh. Địa phương đang xem xét nhân rộng mô hình này nhằm giúp cho kinh tế vùng biên giới được nâng cao.

Trần Trung/ https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập156
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm154
  • Hôm nay29,815
  • Tháng hiện tại1,091,232
  • Tổng lượt truy cập91,154,625
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây