Là hộ mới chuyển sang trồng cây khôi nhung, nhưng gia đình bà Nguyễn Thị Mây ở xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã bắt đầu có thu nhập từ loại cây dược liệu này.
"Mới trồng nhưng các diện tích cây lá khôi của tôi đã phát triển rất tốt và đã cho thu hoạch lứa đầu. Dự kiến theo kế hoạch, trung bình mỗi năm diện tích cây lá khôi cho thu hoạch từ 3 - 5 lứa, mỗi lượt thu hoạch cho 5 - 1 kg lá tươi/cây và lượng thu tăng theo các năm.
Với giá bán dao động từ 200.000 đồng đến 250.000 đồng/kg lá khô, là tươi bán trên dưới 100.000 đồng/kg, đến khi cây trưởng thành, trung bình mỗi năm gia đình anh tôi sẽ có thể thu được từ 40 - 600 triệu đồng/ha cây lá khôi", bà Mây chia sẻ.
Theo bà Mây, lá khôi là loại dược liệu quý dùng trong điều trị bệnh dạ dày và đau bụng, có giá trị kinh tế cao nên sau khi khảo sát đảm bảo có thị trường và được địa phương hỗ trợ 50% tiền mua cây giống nên gia đình đã mạnh dạn đầu tư trồng 7ha cây lá khôi dưới tán rừng.
Là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển cây dược liệu, hiện người dân các xã của huyện Trấn Yên đã và đang tiếp tục mở rộng quy mô, tăng diện tích trồng cây khôi nhung dưới tán rừng. Trong số đó, có nhiều hộ đã có thu nhập cao hàng trăm triệu đồng/năm.
Đến nay Trấn Yên đang có khoảng 30ha cây lá khôi, chủ yếu trống tại các xã Việt Hồng, Cường Thịnh... Dự kiến sắp tới, địa phương này sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng cây dược liệu quý này ra các xã trên địa bàn.
Bà Nguyễn Thị Phương Đông - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Trấn Yên cho biết, để tiếp tục định hướng và hỗ trợ cho người dân, ngày 11/7, các cấp hội đã ra mắt chi hội nông dân nghề nghiệp nuôi vịt bầu, trồng cây dược liệu gắn với phát triển du lịch truyền thống tại xã Việt Hồng.
Cũng theo bà Đông, sau khi chi hội này đi vào hoạt động, 30 thành viên của chi hội này sẽ đẩy mạnh liên kết sản xuất cây dược liệu (trong đó có cây lá khôi), nuôi vịt bầu theo chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, các thành viên trong chi hội sẽ giúp đỡ và hỗ trợ, dẫn dắt các nông dân, chi hội đi sau sản xuất, chăn nuôi hiệu quả hơn.
"Cùng với việc hỗ trợ sản xuất, các cấp hội nông dân trên địa bàn tỉnh đang phối hợp với các doanh nghiệp, cơ quan liên quan để tìm đầu ra ổn định và bền vững giúp bà con trên địa bàn yên tâm trồng và "sống khỏe" với cây dược liệu nói riêng và các sản phẩm nông sản khác nói chung", bà Đông khẳng định.
Cây khôi nhung có tên khoa học Ardisia silvestris, các tên gọi khác Khôi nhung; Khôi tía; là một loài thực vật có hoa trong họ Anh thảo. Lá khôi được coi là cây dược liệu quý hiếm dùng để chữa các bệnh dạ dày và đau bụng,...
Cây lá khôi nhung có đặc điểm thuộc loại cây bụi, cao tới 2m, mọc thẳng đứng, thân rỗng xốp, ít phân nhánh, lá mọc so le, thường tập trung ở các nhánh bên và đầu ngọn; phiến lá thon, nguyên; mép có răng cưa, nhỏ, mịn, ngược dài từ 15 - 40 cm, rộng 6 - 10 cm; mặt trên màu lục sẫm mịn như nhung, mặt dưới tím, gân nổi hình mạng lưới. Đặc biệt, hoa mọc thành chùm, màu trắng pha hồng. Quả mọng khi chín màu đỏ. Mùa hoa tháng tháng 5 - 7, mùa quả tháng 7 - 9.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã